Ngày xưa ông cha ta có câu “ Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” để nói về việc yêu thương thì mới phải dùng tới roi vọt. Tuy nhiên, cha mẹ đánh đòn con cũng có cái lợi cái hại. Khi đánh đòn con cha mẹ cần phải thận trọng điều gì? Làm thế nào để đánh đòn một cách khoa học?
Đánh đòn bé dẫn tới khả năm trí não kém
Các chuyên gia đã đưa ra nghiên cứu trên 1510 trẻ ở độ tuổi 2 -9 trong vòng suốt 4 năm và đưa ra kết quả, trong 806 trẻ từ 2-4 tuổi chưa từng bị trừng phạt về thể xác có chỉ số IQ cao hơn 5 điểm so với trẻ thường xuyên bị roi vọt.
Các nhà tâm lí cũng cho biết rằng bố mẹ thường xuyên sử dụng đòn roi để giáo dục con cái sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí và sức khoẻ của bé. Ngoài việc gây đau đớn về thể xác, những cái tét mông sẽ làm tuần hoàn máu bị hạn chế, trường hợp nặng sẽ gây sưng, viêm, thậm chí hoại tử. Đặc biệt với trẻ nhỏ khi lớp da ngoài khá mềm và non, đòn roi dễ gây ngoại thương cho trẻ.
Tác đông tiêu cực đến tâm lí của trẻ
Giáo dục con bằng đòn roi thường không bao giờ được khuyến khích ở các nước châu Âu. Tuy nhiên, ở các nước châu Á, chuyện cha mẹ phạt con bằng cách tét mông, đánh đòn có vẻ xảy ra một cách thường xuyên và quen thuộc. Những biện pháp giáo dục này dễ gây tổn thương tâm lí của trẻ, trước hết là mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ có phần rạn nứt. Bé sẽ xuất hiện cảm giác sợ sệt, xa cách với cha mẹ, thâm chí một vài trẻ tỏ ra ý thức phản nghịch, làm trái ngược với điều cha mẹ nói. Một số trẻ nhút nhát vì thế càng trở lên thiếu tự tin, hướng nội, ít giao tiếp hơn, thường bất an, tủi thân, căng thẳng. Đa phần các trẻ sẽ có xu hướng học theo cha mẹ các hành động bạo lực theo chiều hướng tiêu cực đi.
Những tổn thương nghiêm trọng mà cha mẹ vô tình không biết
Ngoài tâm lí và chỉ số IQ, nhiều nguy cơ tiềm aanrh về chấn thương cột sống, xương sọ .. xảy ra ở trẻ khi cha mẹ vì tức giận mà dùng ngoại lực mạnh tác động vào cơ thể bé.
Với trẻ nam, việc tét mông của cha mẹ sẽ khiến bé quẫy đạp kháng cự gây ra những dấu hiệu tổn thương tinh hoàn, xung huyết.
Làm thế nào đòn roi mà vẫn khoa học?
Nên bình tĩnh kiểm soát sự tức giận
Khi biết trẻ phạm nỗi lầm, cha mẹ không nên bất chợt đánh đòn con ngay lập tức. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ, bé không hiểu tại sao mình bị đánh đòn. Hơn hết, cảm giác tức giận của bố mẹ trút lên đầu trẻ lúc đang nóng giận thường rất nguy hiểm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà các bậc phụ huynh không hề lường tới. Người ta vẫn nói nóng giận mất khôn là vì vậy .
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên tự học cách kiểm soát sự tức giận của mình, khi thấy con làm sai nên từ từ nói với trẻ rằng “ hiện tại tâm trạng của bố/mẹ không tốt hay bố / mẹ không hài lòng với việc con …. “ Trước khi dùng đến hình phạt, hãy nói ra cảm giác của bạn, giữ bình tĩnh, phân tích lỗi sai của trẻ để con hiểu ra lỗi của mình.
Hạn chế phê bình và trách mắng nhiều
Chuyện mắc lỗi sai ở trẻ em là bình thường vì vậy cha mẹ đừng tỏ ra quá căng thẳng mà không thôi mắng mỏ, phê bình, chê trách con cái. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ chê bai, phê bình thường có thành tích học tập kém hơn so với các đứa trẻ bằng tuổi. Bởi thực tế, những điều tiêu cực sẽ tác động trực tiếp lên não trẻ, gây ra các tác động kiềm hãm, ức chế, không hề tốt cho sự phát triển của bé.
Thay vì mắng mỏ, phê bình, các bậc cha mẹ nên để con tự chịu trách nhiệm với hậu quả của mình gây ra. Vì dụ như con làm đổ cốc sữa, cha mẹ thay vì mắng mỏ con hãy để bé tự lau chùi phần sữa dây trên sàn, điều này bé sẽ hiểu được hậu quả của việc mình làm và cách chịu trách nhiệm với nó thay vì bị mắng mỏ nhưng bố mẹ vẫn dọn dẹp hộ bé.
Đánh đòn bé khi đầu óc của bạn thực sự sáng suốt
Vẫn có thể dùng đòn roi để răn dạy bé nhưng điều này cần hạn chế tối đa. Bạn chỉ sử dụng nó khi thực sự sáng suốt và bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và tích cực. Sau khi đánh đòn con, bạn cần phải nói chuyện với bé để con hiểu cảm giác buồn lòng khi phải dùng biện pháp này với bé và hi vọng lần sau bé sẽ không phải mắc lỗi lầm tương tự.
Để lại một bình luận