Đối với trẻ nhỏ mọi thứ xung quanh bé đều luôn mới lạ và hấp dẫn. bé vẫn chưa hình dung được việc mình bị dị ứng, thậm chí ngay cả bố mẹ cũng không phát hiện ra con bị dị ứng cho đến khi chúng kéo dài tới vài lần. Vậy làm sao để giữ an toàn cho những trẻ dễ bị dị ứng như vậy?
Đầu tiên, mẹ cần hiểu rõ bệnh dị ứng ở trẻ thường liên quan tới hệ thống miễn dịch. Khi bị dị ứng trẻ thường có những biểu hiện như hắt hơi, ngứa, phát ban mạn tính, thở khò khè. Nếu dị ứng nặng còn có thể đe dọa tới tính mạng của bé như sốc phản vệ, hen suyễn.
Trẻ em có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ xuất hiện các biểu hiện khi chúng tiếp xúc với dị vật và chúng xâm nhập vào cơ thể của trẻ hoặc đơn giản chỉ là tiếp xúc qua da. Di ứng thường mang tính di truyền, nếu bố hoặc mẹ có dị ứng thì nhiều khả năng con cái cũng bị dị ứng.
Nhận biết rõ con bị dị ứng với thứ gì?
Nếu bạn nhận thấy con mình có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng thì cần tìm hiểu rõ thứ gì khiến bé bị như vậy. Mỗi một người lại có các nguyên nhân dị ứng khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là :
- Phấn hoa từ cây cối, cỏ dại, cây cảnh trong nhà
- Ẩm mốc trong nhà hoặc ngoài trời
- Mối mọt ở các đồ gỗ, thảm
- Một số loại thức ăn như lạc, tôm biển, hải sản …
- Da và lông của các loài động vật như mèo, chó, ngựa và thỏ.
- Nọc độc từ vết côn trùng
Nếu điều tra mà vẫn không đem lại kết quả gì thì hãy đưa bé tới bác sĩ. Bác sĩ khám cho bé sẽ thử máu để kiểm tra lượng kháng thể IgE và đưa ra một số câu hỏi. Tuy nhiên, đôi khi xét nghiệm máu không đưa ra kết quả chính xác như xét nghiệm trên da.
Khi làm xét nghiệm trên da, bác sĩ sẽ bôi một lượng nhỏ tác nhân dị ứng lên da bé. Nếu trẻ bị dị ứng với chất nào thì vùng da đó sẽ bị nổi mẩn lên như vết muỗi cắn. Đối với trẻ sơ sinh thường có phản ứng nhẹ với tác nhân gây dị ứng nên phương pháp này thường hiệu quả và khuyến khích sử dụng.
Một điều đáng chú ý là, kết quả dị ứng của con có thể thay đổi khi bé lớn. Bởi vậy, mẹ nên chú ý quan sát với những trẻ có cơ địa dị ứng. Một số trẻ có kết quả âm tính với những vật gây dị ứng chỉ sau 6-12 tháng.
Cần làm gì để bảo vệ trẻ có cơ địa dễ dị ứng?
Đầu tiên mẹ phải giữ con tránh xa khỏi tác nhân gây dị ứng để đảm bảo cho con một môi trường an toàn. Tiếp theo nếu trong trường hợp chẳng may trẻ bị dị ứng thì mẹ nên làm gì?
Thực tế, trên thị trường có thuốc dị ứng cho con nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về đơn thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa kháng histamines hoặc thuốc xịt mũi steroid cho bé. Nhưng các thuốc này thường không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng.
Trong trường hợp dị ứng nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định tiêm thuốc chống dị ứng cho trẻ. Nhưng thường tiêm thuốc phải đợi bé hơn 4-6 tuổi. Thuốc chống dị ứng là liều nhỏ các tác nhân dị ứng giúp cơ thể bé làm quen dần với chất này. Tiêm đều đặn hàng tuần trong khoảng 4-6 tháng để cho cơ thể bé luyện chịu đựng với các tác nhân dị ứng. Bác sĩ sẽ là người xem xét và quyết định thời gian điều trị phù hợp cho bé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- co dia de di ung phai lam sao
- cơ địa nhạy cảm
- tre bi di ung co dia phai lam sao
Để lại một bình luận