Theo thống kê tới 75 % phụ nữ mang thai bị phù chân, đặc biệt trong tháng cuối thai kỳ. Điều này gây ra không ít khó khăn bất tiện cho các bà bầu.
Mang thai tháng thứ mấy thí bị xuống máu chân?
Suốt thời gian mang thai, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự thay đổi của cơ thể như chứng ốm nghén, vòng 1 to ra, tử cung mở rộng và chân bị phù … Nguyên nhân của những thay đổi này là do cơ thể tự sản sinh ra nhiều các hormone cùng với sự lớn lên của em bé trong bụng.
Đặc biệt, hiện tượng bị xuống máu chân hay còn gọi là phù chân thường gặp ở bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là tình trạng bình thường mà đa số các bà bầu phải đối mặt, tuy nhiên trong một số trường hợp sự sưng phù này lại là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ.
Mức độ phù chân không phải bà bầu nào cũng giống nhau. Điều này tuỳ thuộc vào độ lớn của thai nhi, vị trí thai và cơ địa của từng sản phụ.
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân
Sự cản trở máu trở về tim: Khi mang bầu, thai nhi bắt đầu phát triển lớn dần trong bụng mẹ, đặc biệt là tới tháng cuối thai kỳ. Sự phát triển này làm cho ổ bụng phải hứng chịu một sức éo khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, đồng nghĩa với sự cảm trở máu chảy trở về tim.
Giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân : Một số trường hợp phụ nữ mang bầu phải đừng nhiều hoặc ngồi lâu một chỗ hay thường xuyên đi giày cao gót cũng gây cảm trở hoạt động bơm máu ở các cơ vùng chân.
Các nguyên nhân khác: Những trường hợp khác cũng gây cản trở máu về tim như mặc đồ quá chật, thai quá lớn, chơi thể thao nặng tạo áp lực cao lên ổ bụng, ho nhiều và lâu do bị bệnh phổi mạn tính, táo bón lâu ngày, thường xuyên ngồi lâu hoặc bắt chéo chân, dư cân béo phì, rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ.
Tất cả các nguyên nhân trên đều làm máu bị ứ trệ ít lưu thông khiến các tĩnh mạch chân bị áp lực, gây phù chân. Nếu để trường hợp này tiến triển trầm trọng, có thể làm hệ thống tĩnh mạch bị suy giãn, khó hồi phục ngay cả sau khi sinh.
Bí quyết giúp giảm phù chân cho bà bầu
- Mặc quần áo, tất phù hợp: Để kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, chị em nên chú ý mặc quần áo thoải mái, không bó sát, đặc biệt quan tâm đến chất liệu quần áo. Đặc biệt với những bà bầu hay có thói quen sử dụng tất chân để mặc váy cần chú ý không chọn tất làm từ sợi nylon, gây bó sát, giảm lưu lượng máu lưu thông.
- Không đừng, ngồi quá lâu: Việc đứng hay ngồi quá lâu một chỗ cũng khiến cho máu dồn nhiều xuống dưới chân làm mẹ bầu càng bị phù nề nặng hơn.
- Chăm sóc đôi bàn chân: Ngoài việc massage lòng bàn chân lúc rảnh rỗi để tăng cường lưu thông máu huyết, chị em cũng có thể ngâm châm bằng nước ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng sư phù mà còn làm chị em ngủ ngon giấc hơn mỗi đêm.
- Đi bộ: Tập luyện thể dục thể thao đem lại nhiều tác dụng cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Mẹ nên dành 20 -30 phút mỗi ngày đi bộ để rèn luyện đôi bàn chân linh hoạt, giảm sưng phù hiệu quả.
- Chế độ ăn uống: Chị em nên ăn thêm các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất chó trong rau xanh, đậu lăng, hay các loại trái cây. Đặc biệt bà bầu phải tránh ăn thức ăn mặn, cay, bởi đồ ăn mặn sẽ khiến cơ thể trữ nước làm tăng phù nề.
Để lại một bình luận