Suốt quá trình mang thai nếu bà bầu mắc các chứng rối loạn tiêu hóa thì thường có những dấu hiệu như táo bón, tiêu chảy, ợ hơi … Vậy đâu là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này và cách chữa trị như thế nào?
Nhiều bà bầu cho rằng rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc ăn phải thực phẩm kém chất lượng nên dẫn tới tình trạng như tiêu chảy, đầy bụng, ợ hơi, táo bón. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số những nguyên nhân dẫn tới triệu chứng rối loạn ở bà bầu. Dưới đây là một vài lý do thường gặp giải thích cho tình trạng này của mẹ bầu:
- Sự thay đổi hormone: Khi mang thai, trong cơ thể bà bầu diễn ra sự thay đổi hormone mạnh mẽ, đặc biệt nồng độ progesteron tăng cao làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa ở ruột, thực ăn dễ bị lưu lại ở ruột lâu hơn, tiêu hóa chậm hơn dẫn tới hiện tượng táo bón kéo dài.
- Uống sắt thường xuyên: Bổ sung nguyên tố sắt trong thời gian mang thai là điều cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên bạn có thể không biết, đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới táo bón ở phụ nữ mang thai.
- Sự phát triển của thai nhi: Khi mẹ bầu mang thai ở giai đoạn cuối, bụng thường khá to và cồng kềnh bởi sự lớn dần của bào thai. Chính điều này đã tạo lên áp lực chèn tới các cơ quan nội tạng trong bụng bà bầu, ruột non bị đẩy lên hai bên tử cung gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Đây là lý do giải thích cho việc nhiều bà bầu thường dễ bị táo bón vào những tháng cuối của thai kỳ.
- Nhạy cảm với mùi thức ăn, các loại vi khuẩn: Vào thời gian đầu của giai đoạn mang thai, nhiều bà bầu thường khá nhạy cảm với mùi của đồ ăn hoặc các loại thức ăn đặc biệt khác nhau. Chính vì vậy, tình trạng ợ hơi, nôn ói … thường xuyên xảy ra, tuy nhiên, vượt qua thời gian này, mẹ bầu có thể sẽ ăn uống lại bình thường.
Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở bà bầu
- Uống nhiều nước: Cung cấp đủ lượng nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai có dấu hiệu của bệnh táo bón hay tiêu chảy thì nước cần thiết để ổn định hệ tiêu hóa và tránh tình trạng mất nước cho cơ thể. Mẹ bầu nên uống từ 2- 2,5 lít nước lọc hàng ngày, tránh các loại nước có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, sô đa …
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao: Các mẹ bầu bị táo bón lâu ngày dẫn tới trĩ không nên ngồi lâu một chỗ. Các chuyên gia thường khuyến khích bà bầu tập luyện thể thao như một giải pháp hữu hiệu để khắc phục bệnh táo bón, trĩ.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Mẹ bầu nên ăn nhiều các loại hoa quả nhằm kích thích hệ vi sinh vật đường ruột hoạt động tốt hơn. Chuối được xem là loại thực phẩm ưu tiên bởi tác dụng nhuận tràng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu mắc bệnh táo bón.Đồng thời một số loại ngũ cốc như khoai lang, các loại đỗ, đậu cung cấp lượng chất xơ có tác dụng nhuận tràng, làm phân mềm, giảm thiểu tình trạng táo bón kéo dài.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn quá no trong 3 bữa chính. Đồng thời, suốt thời giang mang thai, bà bầu không nên ăn các đồ ăn chứa nhiều rầu mỡ, muối để giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày, tránh các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
Để lại một bình luận