Nhân sâm vốn là loại thuốc bổ, quý hiếm thường dùng cho người mệt mỏi,suy nhược cơ thể, hồi sức sau khi ốm. Nhiều bà bầu vì vậy mà sẵn sàng bỏ lớn tiền để mua nhân sâm bồi bổ cho con, nhưng không hề biết rằng, thực chất việc ăn sâm không hề tốt cho mẹ bầu.
Nhân sâm vốn là thực phẩm quý hiếm xưa chỉ dùng cho vua chúa. Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau việc ăn nhâm sâm giúp con khỏe mạnh, thông minh, tăng sức đề kháng. Một vài thông tin khác còn cho rằng ngậm sâm lúc chuyển dạ sẽ giúp quá trình vượt cạn trở lên nhanh và dễ dàng hơn. Vậy thực hư việc ăn sâm đối với bà bầu liệu có tốt?
Đối với người bình thường, nhân sâm là vị thuốc bổ dưỡng đem lại nhiều tác dụng như giảm huyết áp, chữa tiểu đường, tim mạch, hỗ trợ hệ thần kinh, tăng sức đề kháng … Vì vậy nhân sâm thường là món quà quý cho những người mới ốm dậy,người già, ốm yếu suy nhược để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên việc sử dụng sâm cho bà bầu cần hết sức lưu ý bởi một vài những tác dụng phụ không hề mong muốn có thể xảy tới. Nhân sâm chứa thành phần chủ yếu là sapoin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran …Theo Đông Y, phụ nữ mang thai không có kinh nguyệt, mọi phủ tạng đều tập trung để nuôi dưỡng thai nhi nên cơ thể mẹ bầu sẽ ở trong tình trạng âm huyết suy dương khí thịnh. Khi ăn nhân sâm đây là loại thực phẩm nguyên khí đại bổ, mẹ bầu uống nhiều sẽ bị dư khí, gây hỏa vượng nhưng lại mắc bệnh thiếu máu.
Một bác sỹ Mỹ khi tiến hành thí nghiệm hơn 100 người dùng nhân sâm liên tục 1 tháng trở lên thường có những biểu hiện không tốt như : mất ngủ, cổ họng khô, đau rát, huyết áp cao … Nhiều phụ nữ mang thai sử dụng nhiều nhân sâm có thể dẫn tới các hiện tượng như nôn mửa, xuất huyết âm đạo gây sảy thai.
Ngoài ra, theo nghiên cứu khoa học thì nếu cơ thể sử dụng quá 100 g sâm sẽ gây ra tình trạng hưng phấn quá mức, mất ngủ thậm chí ngứa ngáy, chóng mặt, tặng nhiệt độ, phù nước …
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại trường đại học Hồng Kong đã dùng nhân sâm thí nghiệm trên những con chuột đang mang bầu. Mỗi con chuột được tiêm 30 mg/ ml hợp chất ginsenoside Rb1 – chất có nhiều trong nhân sâm. Việc tiêm nay diễn da đến ngay thứ 9 thì có dấu hiệu các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân tay phát triển không bình thường. Điều này chứng tỏ rằng phụ nữ mang bầu không nên ăn nhâm sâm đặc biệt ăn với số lượng nhiều bởi sẽ gây dị tật cho trẻ ngay khi ở trong bụng mẹ.
Mẹ bầu sử dụng nhân sâm như thế nào thì tốt?
Mặc dù vậy, bà bầu vẫn có thể sử dụng nhân sâm ở mức độ vừa phải vào thời điểm phù hợp thì sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Thực tế, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nên sử dụng sâm trong 3 tháng đầu bởi các chất có trong loại thực phẩm này dễ gây sảy thai. Mẹ bầu nên ăn hoặc uống các sản phẩm chế biến từ sâm vào khoảng giữa thai kỳ tuy nhiên với sự chỉ định của bác sĩ. Bà bầu cũng lưu ý rằng việc ăn nhâm sâm chỉ nên dùng với số lượng ít và trong thời gian ngắn, không nên kéo dài liên tục sẽ gây hậu quả không tốt.
Nếu trong quá trình sử dụng sâm thấy có dấu hiệu của việc hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nôn mửa hay mất ngủ lâu thì nên dừng lại.
Để lại một bình luận