Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tuyệt vời nhất bạn sẽ được trải nghiệm trong cuộc đời cùng bé, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi được ôm ấp thiên thần bé bỏng trong tay và ngắm nhìn bé đang thưởng thức bầu sữa ngọt ngào từ mẹ. Dù đó là bản năng của người phụ nữ nhưng vẫn có những lưu ý mà mẹ cần phải biết, đặc biệt là với những bà mẹ trẻ lần đầu tiên chăm sóc trẻ sơ sinh, để đảm bảo cho em bé được cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất và tránh những tai nạn không đáng có.
1. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ tránh những cảm xúc tiêu cực như bực bội, cáu gắt… khi cho con bú:
Khi người mẹ cho con bú, các dây thần kinh ở núm vú được kích thích và sản sinh ra 2 loại hooc môn là prolactin (thúc đẩy quá trình hình thành sữa) và oxytocin (tương tác với các dây thần kinh xung quanh tuyến sữa để đưa sữa vào các ống dẫn). Bởi vậy các hooc môn có đóng góp rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn sữa cho bé.
Khi người mẹ có tâm trạng không tốt, tinh thần suy sụp thì các hooc môn xấu sẽ đi vào sữa mẹ và làm cho em bé của bạn có thể bị ảnh hưởng, có thể bị kích thích những độc tố có hại làm giảm hệ miễn dịch của bé, ảnh hưởng quá trình phát triển hệ thần kinh của bé dẫn đến các bệnh về sau khi trẻ lớn hơn như tự kỷ, tăng động, chậm nói… Vì vậy trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ người mẹ lên tạo cho mình tinh thần thoải mái, những khi tâm trạng không tốt bạn có thể làm những hoạt động thư giãn khác trước khi cho bé bú.
2. Giữ cho cơ thể sạch sẽ khi cho con bú:
Nguyên tắc các mẹ cho con bú mà chắc ai cũng biết đó là phải luôn giữ cho 2 núm vú luôn sạch sẽ. Để làm được điều đó các mẹ hãy sẻ dụng áo nịt, khăn lót bằng chất liệu tốt có nguồn gốc từ sợi tự nhiên, không có các lông sợi bông sẽ dễ dính vào núm. Áo nịt phải thoải mái không bó quá chặt làm căng tức bầu vú. Thay áo và khăn ngay khi bị ướt do sữa chảy không nên để ủ lâu rất dễ dẫn đến mùi, hôi, ẩm mốc.
Không cho con bú ngay khi mới đi làm về hoặc khi vừa lao động, hoạt động thể thao cơ thể ra nhiều mồ hôi. Vì khi bạn ra ngoài quần áo chứa mồ hôi dễ bám bụi bẩn và mang theo rất nhiều mầm bệnh có thể lây truyền sang em bé. Do vậy trước khi cho con bú mẹ nên thay quần áo, tắm bằng xà phòng diệt khuẩn, lau đầu ti khô sạch sẽ rồi mới cho bé bú nhé.
3. Hạn chế tiếp xúc với trẻ khi người mẹ bị cảm cúm, nếu cho bé ti mẹ cần phải đeo khẩu trang, không dùng tay sờ lên miệng, mũi con để tránh vi khuẩn lây nhiễm sang bé. Nếu mẹ sốt cao phải dừng cho bé bú và tạm thời cho bé ăn sữa ngoài cho đến khi mẹ hạ sốt và bệnh thuyên giảm. Bên cạnh đó mẹ cần vắt bỏ sữa để tránh vón cục, gây tắc và làm mẹ sốt thêm.
4. Khi trẻ bú no mà ngủ mẹ nên bỏ ti ra không để bé ngậm trong miệng tạo thói quen xấu cho bé. Đặc biệt khi đi ngủ mẹ ngủ quên không bỏ ti ra khỏi miệng bé có thể khiến bầu sữa đè lên mũi bé làm bé ngạt thở. Mẹ nên duy trì thói quen ngồi cho bé bú vừa giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn mà không tạo thói quen xấu cho bé, hễ muốn bú là phải nằm, bạn sẽ thấy rất bất tiện mỗi khi đi đâu đó.
Từ khóa được tìm kiếm:
- mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú
- sốt xuất huyết có cho con bú được không
- me dang cho con bu bi sot xuat huyet
- cho con bu khi bi sot xuat huyet
- bị sốt xuất huyết có nuôi con bằng sữa mẹ
- bi sot xuat huyet co cho con bu duoc khong
- sot xuat huyet co cho con bu duoc khong
- bị sốt xuất huyết khi cho con bú
- trẻ bú bị sót sữa
- benh sot xuat huyet co cho con bú dc kg
Trả lời