Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, em bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có những chuyển động nhẹ nhàng bên trong bụng mẹ, vòng bụng của người mẹ cũng lớn dần lên, các triệu chứng nghén trong thai kỳ sẽ bớt đi hoặc không còn.
Tuần thứ 16 – 19
Em bé lúc này đã bắt đầu chuyển động giúp người mẹ có thể cảm nhận rõ ràng hơn được sự chuyển động của em bé trong bụng.
Vòng bụng của người mẹ cũng này cũng tăng lên rõ rệt. Trọng lượng cơ thể em bé trong những tuần này khoảng 250 – 280g.
Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác của em bé cũng được hình thành ở giai đoạn này, trong đó, xúc giác được hình thành sớm nhất.
Bắt đầu từ tuần thứ 19, em bé của bạn sẽ biết mút tay, người ta giải thích hành động này là em bé tự làm quen với việc sau khi chào đời sẽ biết mút sữa mẹ.
Ở tuần này mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Mẹ cần trò chuyện với bé nhiều hơn để kích thích giác quan của bé.
- Chuẩn bị quần áo bầu
Tuần thứ 20 – 23
Ở tuần thứ 20 trở lên, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, mẹ sẽ bắt đầu gặp phải hiện tượng đau thắt lưng, cột sống do bụng đã to và nhô hẳn ra phía trước cơ thể, kích thước tử cung lớn hơn chèn lên các mạch máu phía lưng khiến cho mẹ dễ bị đau lưng hơn.
Thời điểm này cũng là lúc tuyến sữa bắt đầu phát triển, sữa non được hình thành. Kích thước ngược của người mẹ sẽ to bé tùy vào thể trạng của mỗi người và hình dáng bầu ngực sẽ khác nhau nên các mẹ không phải quá lo lắng về việc ngực to hay nhỏ, có đầu ti lớn hay vừa. Thực tế, sau sinh nếu mẹ cho bé bú thường xuyên sẽ quen dần với bầu ngực mẹ và có những thay đổi phù hợp. Mẹ không nên quá lo lắng nhé, chỉ cần có nguồn sữa dồi dào cho con là được.
Ở tuần thứ 23, em bé phát triển khá hoàn thiện, những chuyển động của em bé lúc này giống như sự chuyển động của một phi hành gia – đó là chủ yếu xoay vòng cơ thể.
Tuyến sinh dục của em bé tỏng giai đoạn này cũng phát triển, các hoc-mon bắt đầu tiết ra.
Trong khoảng từ tuần thứ 20- 23, mẹ nên lưu ý những điểm sau:
- Kiểm soát cân nặng của bản thân để không bị tăng cân quá nhiều
- Hạn chế tối đa lượng mỡ, lượng đường và tích cực vận động để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Không nên đi giầy cao quá 3 cm để không bị nguy hiểm trong quá trình di chuyển, đi lại.
Tuần thứ 24 – 27
Ở tuần thứ 24, em bé lớn lên trông thấy trong bụng mẹ, làm tử cung cũng căng lên, chèn ép vào dạ dày khiến mẹ có cảm giác ngực bị chèn ép và cảm giác ăn được ít hơn.
Bụng to cũng khiến cho mẹ cảm thấy khó ngủ hơn trong tư thế nằm ngửa hoặc có một giấc ngủ chập chờn không sâu. Để ngủ ngon hơn, bạn hãy nói chuyện với chồng hoặc người thân mua giúp gối ngủ cho bà bầu, những chiếc gối chuyên dụng giúp bụng người mẹ được nâng đỡ khi ngủ và có được giấc ngủ thoải mái hơn.
Ở tuần thứ 27, thính giác, vị giác và khứu giác của em bé phát triển hoàn thiện hơn, vị giác phát triển giúp em bé có thể cảm nhận được vị đắng, vị ngọt.
Lưu ý:
Đối với bà bầu, lượng máu tuần hoàn trong cơ thể mẹ tăng lên nên thân nhiệt thường cao, dễ đổ mồ hôi. Kể cả vào mùa đông nếu mặc áo quá dày hoặc để nhiệt độ trong phòng cao thì rất nóng và cảm thấy khó chịu. Hãy chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong phòng để mẹ cảm thấy thật dễ chịu.
Với các mẹ hay bị nhiễm lạnh, có trường hợp vì sợ bụng lạnh sẽ ảnh hưởng không tốt tới em bé nên có mẹ sử dụng ghen bụng hoặc mặc áo ngực dạng cóc-xê để giữ nhiệt độ, nhưng như vậy sẽ làm cho bụng bị thắt lại nên cần tránh.
Để hết lạnh, bạn hãy giữ ấm chân tay và cổ. Hãy sử dụng tất, găng tay và cả khăn quàng một cách khéo léo.
Xem thêm:
- Hành trình mang thai của mẹ – Tam cá nguyệt đầu tiên
Từ khóa được tìm kiếm:
- tam ca nguyet thu 2
- dau lung khi mang thai tam ca nguyet thu 2
- dau that lung o tam ca nguyet thu 2
- hiện tượng đau lung o tam ca nguyet thu 2
- tam cá nguyệt thứ 2 bị đau ngực
Để lại một bình luận