Trong thịt của và ghẹ có chứa hàm lượng canxi dồi dào cùng vitamin B và axit omega3 nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Mặc dù vậy, nhiều lời khuyên vẫn cho rằng phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn đồ hải sản. Vậy thực hư chuyện này là thế nào?
Hàm lượng dinh dưỡng có trong cua, ghẹ
Không thể phủ nhận được rằng trong cua và ghẹ thường chứa một nguồn canxi dồi dào cũng như omega, vitamin quan trọng đối với bà bầu. Tính trung bình, trong 100 g thịt cua sẽ chứa từ 500 -1000 mg chất béo và các dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển của não bộ thai nhi.
Đặc biệt trong thời gian đầu mang thai, chị em cần phải bổ sung một lượng lớn canxi để cung cấp cho sự hình thành của thai nhi. Nếu mẹ không nạp đủ canxi cơ thể mẹ sẽ tự động lấy canxi vốn có để chuyển sang cho con. Như vậy, bà bầu có thể đối mặt với việc thiếu canxi gây ra những chứng đau xương khớp, chảy máu chân răng … về sau này.
Mẹ bầu 3 tháng có nên ăn thịt cua và ghẹ?
Mặc dù, thịt cua và ghẹ đều là nguồn canxi tự nhiên quý giá đối với bà bầu. Nhưng theo hiệp hội sức khỏe quốc tế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hải sản có lượng thủy ngân cao. Bởi thủy ngân được tìm thấy trong hải sản có gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
Trong một nghiên cứu người ta tìm ra trong thịt cua có Dioxin và Polychlorinated biphenyls. Đây là chất gây ra chứng phát ban, làm suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh hoặc thậm chí tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non.
Chính bởi vậy, mẹ bầu ở trong 3 tháng đầu nên cẩn trọng với việc ăn ghẹ hay cua. Bạn nên ăn với số lượng vừa đủ, không nên ăn đến no, đến chán mới thôi. Thông thường mẹ bầu chỉ nên ăn 200 gram thịt cua và bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.
Trường hợp nào mẹ bầu không nên ăn cua?
Một số các trường hợp đặc biệt mẹ bầu cần kiêng cua và ghẹ để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi như sau:
- Bà bầu bị tiêu chảy
- Bà bầu bị ốm vừa mới khỏe, hệ tiêu hóa còn yếu
- Bà bầu bị dị ứng với cua, khi ăn cua thì dễ bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay khắp người
- Mẹ bị cảm cúm, ho hen.
Bà bầu ăn cua thế nào mới đúng cách?
Thứ nhất, bà bầu tuyệt đối không được ăn gỏi cua hoặc thịt cua chưa chín hoàn toàn. Bởi đồ hải sản khi ăn sống sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao, đặc biệt là vi khuẩn listeria monocotogenes có trong thịt sống sẽ tấn công vào hệ miễn dịch của bà bầu. Chính vì vậy, trước khi chế biết cua chị em cần làm sạch và đun nấu chín cẩn thận.
Thứ hai, không ăn thịt cua đã chế. Cua biển cần được ăn khi còn sống. Những con cua đã chết thường tiết ra chất độc làm thịt cua bị nhiễm độc. Nếu ăn thịt cua đã chế, mặc dù đã qua chế biến cẩn thận nhưng mẹ bầu vẫn có nguy cơ phải đối mặt với sự nguy hại.
Lựa chọn cua: Khi chọn cua mẹ nên tìm chỗ uy tín để mua được cua tươi ngon, đảm bảo chất lượng. Một số nơi bán hải sản thường để lâu ngày khiến cua gầy, thậm chí là chết. Bởi vậy khi chế biến sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng thịt cua.
Không nên để thịt cua đã chế biến qua đêm: Đối với bà bầu,thịt cua đã qua chế biến chỉ nên ăn trong ngày. Tuyệt đối không để thịt cua, canh của qua đêm trong tủ lạnh, mẹ bầu ăn vào dễ bị lạnh bụng gây rối loạn tiêu hóa.
Không nên uống nước trà hay ăn quả hồng khi ăn cua : Hai sự kết hợp trên với thịt cua thường gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của bà bầu khiến chị em bị tiêu chảy dài ngày.
Từ khóa được tìm kiếm:
- ba bau co an ghẹ duoc khong
Để lại một bình luận