Bà bầu bị mắc nấm thường không gây đau đớn nhưng dễ bị ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt nguy cơ dễ lây lan sang thai nhi.
Nấm âm đạo thường giống cục “ sữa đông” phủ lên âm đạo do nấm candida albican gây ra. Loại nấm này thực ra luôn có trong âm đạo nhưng không gây khó chịu gì khi môi trường ở mức cân bằng. Hầu hết phụ nữ đều bị nấm ít nhất một lần trước khi mang thai có thể gây lên bởi nấm candida, moniliasí hoặc nấm thường. Nhiều phụ nữ khác quen thuộc với triệu chứng nấm âm đạo, mặc dù chúng không gây ra đâu đớn nhưng thường rất khó chịu, gây ngứa ngáy.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của nấm âm đạo bằng như sau:
- Âm đạo tiết dịch màu trắng
- Cảm giác ngứa ngáy khó chịu vùng âm đạo
- Âm đạo bị sưng và đau nhức
- Khi đi tiểu có cảm giác rát và sưng
Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo ở bà bầu?
Loại vi khuẩn lên men gây ra nấm gọi là Candida Albicans, đây là sinh vật đơn bào đơn giản nên chị em dễ bị viêm nhiễm và khó trị dứt điểm. Loại nấm này thường nằm trên da hoặc trong âm đạo, khi gặp điều kiện thuận lợi như đang mang thai hoặc uống kháng sinh thì nấm Candida sẽ sinh sôi gây viêm nhiễm.
Thực ra, người bị nhiễm nấm thường một thời gian mới bùng phát bệnh. Nấm kí sinh trong âm đạo chờ khi độ PH trong âm đạo trở nên nhiều tính kiềm hơn axit, đây vốn là nguồn thực phẩm cho các men vi khuẩn, khi đó phụ nữ sẽ phát hiện ra mình bị nấm.
Ngoài ta, khi mang thai dịch từ âm đạo tiết ra nhiều nên luôn ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sản. Thêm nữa, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến nấm sinh sôi nảy nở.
Một số trường hợp phụ nữ có hệ thống miễn dịch yếu, đang dùng steroid hoặc hoá trị cũng có thể mắc nấm.
Nấm có nguy hại cho thai nhi không?
Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy nấm nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên trẻ sơ sinh đẻ ra từ âm đạo mẹ bị nấm dễ cs nguy cơ bị nấm ở niêm mạc miệng. Nếu trẻ đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non thiếu tháng, sức đề kháng yếu thì khi sinh ra trẻ dễ bị viêm phổi do nấm.
Thêm nữa, viêm âm đạo khi mang thai dễ khiến chị em bị sinh non, trẻ sức đề kháng yếu, thậm chó còn dễ bị rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng đường ruột. Chính vì vậy, nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu bất thường về âm đạo thì nên đi khám chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mang thai bị nấm mẹ bầu phải làm sao?
- Khi mẹ bầu bị nhớ lưu ý vệ sinh thật sạch mỗi ngày bằng nước muối loãng, lau khô, tránh để môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển.
- Không sử dụng giấy vệ sinh rẻ tiền gây kích ứng da
- Nên rửa tay sạch và hong khô tay sau khi vệ sinh để không bị lây nhiễm
- Uống nhiều nước để giúp nước tiểu được pha loãng, không bị bỏng rát khi đi tiểu
Ngoài ra, đối với bà bầu mắc bệnh nấm đều cần chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh tạo môi trường cho nấm phát triển như:
- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tạo glycogen cho nấm sinh sôi
- Luôn mặc đồ lót mềm, khô thoáng, thoải mái, tránh mặc quần bó sát
- Không dùng dung dịch vệ sinh và xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín
Để lại một bình luận