Chưa hết niềm vui được chào đón bé yêu chào đời, các mẹ đã liên tục phải đối mặt với những căn bệnh vô tình không hề biết tới …
Viêm nhũ
Đây là bệnh do bế tắc ứ đọng sữa khiến đầu ti tạo mủ cấp tính. Các mẹ thường dễ bị viêm nhũ vào thời kỳ đang cho con bú với các dấu hiệu như bầu vú sưng, nóng, dẫn tới cảm giác đau đớn đến phát sốt người.
Nguyên nhân: Bệnh viêm nhũ có thể do khi trẻ bú mẹ không đúng cách làm tổn thương vù da ở xung quanh núm vú, để lâu ngày dẫn tới viêm tuyến sữa. Một phần nữa là do sữa của mẹ ra nhiều nhưng lượng tiêu thụ của bé quá ít, tích tụ lâu ngày trong bầu ti gây tắc tuyến sữa. Ngoài ra, những nguyên nhân khác như: tinh thần u uất, căng thẳng stress, không vệ sinh đầu vú cẩn thận, tia sữa bị tắc do không day đều bầu sữa …
Cách điều trị của bệnh viêm nhũ có thể phải uống kháng sinh sau khi khám bác sĩ. Tuy nhiên, đây là trượng hợp viêm nghiêm trọng, mẹ buộc phải ngưng cho con bú, nặn bớt sữa và uống thuốc. Nhiều trường hợp bác sĩ phải can thiệp trực tiếp bằng việc rạch vùng áp xe để lấy hết mủ, dẫn mủ ra khỏi bầu ti cho sạch hẳn.
Bệnh nứt cổ gà
Các bà mẹ đang cho con bú thường có nguy cơ mắc phải bệnh này. Ban đầu, các mẹ sẽ thấy xuất hiện một hoặc hai khe nứt nhỏ ở đầu ti sau đó tấy đỏ, đau nhức, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng, mưng mủ. Nếu bạn không điều trị kịp thời thì vết thương sẽ lan ra
Nguyên nhân: Mẹ cho bú không đúng cách, mỗi lần bé bú núm vú bị kéo và giật mạnh để lâu ngày sẽ gây hiện tượng “ nứt cổ gà”. Để tránh tình trạng này các mẹ cần cho bé bú đúng cách. Đầu tiên kéo bé gần về phía ngực mình sau đó kéo đầu vú về phía môi dưới của bé. Bạn nhớ để trẻ há to miệng đủ để ngậm hết toàn bộ phần quầng vú và đầu vú.
Cách thức điều trị: Khi bị mắc bệnh này bạn cần vệ sinh đầu vú đúng cách bằng nước ấm sau khi cho con bú. Tuyệt đối các chị em không nên bôi xà phòng hay các dung dịch diệt khuẩn vào vùng vú. Bạn cũng nên hạn chế mặc lót.
Các mẹ chỉ cần rửa sạch chỗ đau bằng nước ấm pha muối sau đó bôi thuốc tetracyclin, bepanthen, lanolin, fuciort…Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian vừa hiệu nghiệm vừa an toàn. Hạt gấc được sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm với rượu rắng rồi đắp vào vùng bị đau sưng hoặc dùng lá rau ngót giã nát, vắt nước cốt rồi đắp lên chỗ nứt.
Cơn tetani do hạ canxi máu
Nguyên nhân: Cơn tetani xuất hiện do mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai và cho con bú bị mất một lượng lớn canxi để chuyển sang phát triển hệ xương của thai nhi. Điều này làm nồng độ canxi máu của mẹ giảm.
Dấu hiệu của hiện tượng này thường là sự kích thích quá mức của hệ thống thần kinh – cơ kèm theo hiện tượng bị cảm, thậm chí lên cơ co giật đột ngột, đặc biệt ở bàn tay, ngón tay. Tình trạng này sẽ kéo dài vài phút đến vài giờ.
Cách thức điều trị: Để phòng tránh và điều trị các bệnh này nên bổ xung canxi từ 1.000 – 1.500 mg/ngày và vitamin D.Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung lượng canxi vào thực đơn mỗi ngày với cua, cá, thịt, phơi nắng để tăng cường tổng hợp vitamin D.
Khi mắc các triệu chứng trên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Để lại một bình luận