Trầm cảm vốn là căn bệnh khá phổ biến ở bà bầu, tuy nhiên nếu vô tâm thì bà bầu có thể không hề biết mình bị mắc bệnh này.
Nguyên nhân nào dễ khiến bà bầu bị trầm cảm trong thai kỳ?
Tồn tại nhiều nguyên nhân dẫn tới phụ nữ mang thai bị trầm cảm, chán nản, mệt mỏi với cuộc sống. Phổ biến nhất chính là do sự thay đổi hormone trong cơ thể bà bầu. Ngoài ra, còn do các yếu tố khách quan như áp lực cuộc sống, bị lạm dụng hay di truyền từ gia đình của bà bầu.
- Sự thay đổi hormone : Khi phụ nữ mang thai, hormone trong cơ thể có sự biến đổi làm thay đổi chu kì kinh nguyệt của bà bầu. Chính hormone cũng tác động trực tiếp tới việc kiểm soát cảm xúc và tâm trạng gây ra việc bị trầm cảm.
- Di truyền từ gia đình: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ rằng bệnh trầm cảm có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình. Nếu trong gia đình bà bầu có người bị chứng rối loạn cảm xúc, tiền sử trầm cảm thì có thể mẹ bầu sẽ dễ nhạy cảm hơn trong thời gian mang thai của mình đấy.
- Áp lực cuộc sống, tuổi đời còn trẻ: Phụ nữ mang thai khi tuổi còn nhỏ thường có xu hướng bị trầm cảm cao hơn so với phụ nữ lớn tuổi. Thêm nữa, áp lực về tài chính, hoàn cảnh gia đình ít tiếp xúc với thế giới xung quanh, hạn hẹp trong mối quan hẹ cũng dễ khiến bà bầu rơi vào trạng thái thường xuyên buồn bã, chán nản.
- Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp chính là cơ quan sản sinh ra hormone tác động tới sự thay đổi nội tiết tốt trong cơ thể bà bầu. Tuy nhiên nếu chúng bị rối loạn chức năng thì sẽ khiến chị em mắc phải trầm cảm.
- Cảm thấy cô đơn: Đối với thai phụ trong quá trình mang bầu hay phải ở nhà một mình, chồng phải đi xa hay không có thời gian chăm sóc vợ nhiều, chị em cảm thấy cô đơn lâu ngày cũng dẫn tới trầm cảm.
Các dấu hiệu chứng tỏ bà bầu đã bị mắc chứng trầm cảm
Nếu mẹ bầu quan sát thấy mình có bất kỳ các triệu chứng nào dưới đây và xảy ra thường xuyên mỗi ngày kéo dài suốt trong 2 tuần thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ sớm nhé!
- Tâm trạng thường xuyên buồn bã, bồn chồn hoặc chán nản
- Dễ khóc nức nở một mình
- Không hứng thú hay quan tâm đến các hoạt động ngoài trời
- Không muốn gần gũi trò chuyện với gia đình và bạn bè
- Hay bị khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Thèm ăn vặt hoặc không có cảm giác ăn uống ngon miệng
- Nghĩ tới cái chết hoặc tự sát
- Hay bị đau đầu, đau bụng
- Sụt cân nhanh chóng
- Có xu hướng muốn sử dụng thuốc lá, rượu, ma tuý
Làm thế nào để bà bầu tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong thai kỳ?
Hãy chia sẻ thường xuyên: Bạn không nên giữ trong mình những suy nghĩ của bản thân và sống biệt lập với những ngày xung quan. Bà bầu nên học cách chia sẻ cởi mở với chồng, bạn bè hoặc những người thân trong gia đình. Đây là cách giúp chị em thấy thoải mái, đồng thời cũng dễ dàng nhận được sự đồng cảm và quan tâm từ người yêu thương.
Suy nghĩ tích cực: Bà bầu nên tự rèn luyện cho mình thói quen suy nghĩ lạc quan về những điều tốt đẹp và vui vẻ. Để làm được điều này, chị em có thể sử dụng âm nhạc, phim kịch hay đọc một số loại sách khích lệ tư duy tích cực lạc quan nảy sinh.
Dành thời gian thư giãn: Dù cuộc sống có bận rộn, bà bầu cũng nên dành một chút thời gian để thư giãn cho bản thân mình. Đôi khi chỉ là nghe một bài hát yêu thích, tự làm đẹp cho bản thân hay dành thời gian ra ngoài gặp gỡ bạn bè … tất cả những điều này sẽ làm tâm trạng chị em trở lên thoải mái và vui vẻ hơn.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập luyện: Giữ cho mình một lối sống khoa học, ăn uống điều độ để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và con là điều bà bầu nào cũng cần phải thực hiện. Không những vậy, thói quen tập luyện thường xuyên cũng giúp chị em giữ được vóc dáng và giúp tinh thần phát triển theo lối tích cực.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng một lượng nhỏ sô cô len nếu đang ở trong trạng thái buồn phiền và chán nản khi mang bầu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chất theobromine trong sô cô la đen có tác dụng giãn nở cơ và mạch máu làm chị em sớm lấy lại tâm trạng thư thái, thoải mái.
Trả lời