Tuần thứ nhất, thai nhi sẽ có những phát triển đầu đời. Tuy chưa rõ rệt và khó nhận biết nhưng mẹ cũng nên chú ý để có những chuẩn bị cần thiết và đầy đủ cho bé.
Một thai kì thường kéo dài từ 40 đến 42 tuần. Trong mỗi tuần, thai nhi sẽ có những phát triển khác nhau. Đồng thời cơ thể của mẹ cũng có những thay đổi qua từng thời kì. Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng tuần vô cùng cần thiết. Nhờ vào đó, mẹ sẽ có những chấn chỉnh cũng như tác động kịp thời để sự phát triển của thai nhi hoàn thiện đến lúc đơm hoa nở nhụy.
Cơ thể của mẹ
Nhận định ban đầu là cơ thể mẹ chưa có thay đổi gì rõ rệt cả. Thậm chí là kết quả xác định mang thai vẫn còn chưa chính xác. Bản thân mẹ vẫn còn nghi ngờ tình trạng mang thai của mình. Điều này hoàn toàn là tự nhiên.
Một số phụ nữ có giác quan nhạy cảm, có thể nhận biết những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể. Đặc biệt, khi mang thai, chịu sự thay đổi của nội tiết tố thì cảm giác lạ ở miệng, hay cảm giác có điều gì đó xảy ra trong cơ thể là có xảy ra. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm cá thể này thì cũng không nên bỏ qua những triệu chứng cảnh báo như vậy.
Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thai kì thứ nhất, về kích thước thai nhi có chiều dài chỉ ở khoảng 0.35mm đến 0.6mm mà thôi. Thai nhi như một điểm nhỏ hay một nốt mầm bé tí xíu. Cụm tế bào này sẽ nhanh chóng phát triển và lớn lên cấp số nhân.
Cấu trúc khuôn cho bộ phận mặt, cổ được hình thành cơ bản. Cơ quan tim và các mạch máu cùng phát triển thêm. Bộ phận gan, phổi bắt đầu cho những phát triển căn bản nhất.
Mẹ nên làm gì
Giai đoạn đầu này mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe và theo lối sống sinh hoạt lành mạnh như sau:
- Bảo vệ thai nhi mọi lúc, tránh những tác động không đáng có làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển, phân bào của thai nhi như thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, hay các chất kích thích có hại cho thai nhi.
- Tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế để có được sự tư vấn và chỉ định kịp thời.
- Mẹ cần kiểm soát lượng thực phẩm hấp thu vào cơ thể, mẹ cần tránh xa thực phẩm bẩn, thực phẩm có cồn, rượu hoàn toàn không được sử dụng trong giai đoạn này.
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ, chuyên viên y tế.
- Luôn báo tình trạng mang thai hoặc nghi ngờ mang thai nếu bạn tiếp xúc với tia X quang để bảo vệ cho thai nhi trong quá trình phát triển.
- Mẹ nhớ duy trì việc bổ sung acid folic ngay từ lúc này để cung cấp dưỡng chức cho thai nhi phát triển và hình thành các cơ quan thần kinh, não vô cùng quan trọng.
Ốm nghén ở tuần đầu mang thai
Đây là một trong những triệu chứng được cảnh báo. Tuy nhiên không phải cơ thể thai phụ nào cũng xảy ra tình trạng này. Ở tuần thứ nhất của thai kì, một số thai phụ sẽ bắt đầu có dấu hiệu ốm nghén, tuy chưa rõ ràng và nhiều nhưng mẹ cũng cần theo dõi để có những biện pháp hạn chế. Những triệu chứng ốm nghén thường gặp như: khó chịu ở bụng hoặc khắp người, cơ thể mỏi mệt, buồn nôn, chán ăn… Cơn ốm nghén thường bắt đầu ở 6 tuần đầu thai kì rồi biến mất, tuy nhiên, ở một số thai phụ, cơn ốm nghén kéo dài hơn, hoặc ngắt quãng theo từng thời kỳ của thai kỳ.
Tìm hiểu tiếp giai đoạn thai nhi 2 tuần tuổi nhé!
Từ khóa được tìm kiếm:
- thai nhi tuan thu nhat
- kích thước thai nhi 0 6 mm
- thai 0 6mm là bao nhieu ngày
- thai nhi thanh thu nhat
Để lại một bình luận