Mang thai là niềm hạnh phúc vô bờ với bất cứ cặp vợ chồng nào. Với những bà mẹ mang thai con đầu thì chắc chắn bạn sẽ rất lo lắng và thắc mắc không biết mình sẽ có những thay đổi gì khi mang thai, ngoài việc em bé lớn dần trong bụng mẹ bạn có phải đương đầu với những rắc rối gì? Hãy xem danh sách những chứng bệnh thông thường dưới đây để khỏi thấy bất ngờ khi bạn gặp phải trong quá trình mang thai.
- Ốm nghén:
Đây là biểu hiện đầu tiên mà mẹ dễ dàng gặp phải sau khi cấn thai. Dễ dàng nhận thấy các biểu hiện của ốm nghén như nôn, nôn khan, thèm ăn, chán ăn, sợ một mùi nào đó mà bình thường bạn không hề thấy sợ….tuy nhiên những khó chịu này sẽ sớm qua đi sau 3 tháng thai kỳ và mẹ sẽ trở lại ăn uống bình thường mà giảm dần cảm giác sợ, buồn nôn và thèm ăn.
2. Choáng váng
Trong quá trình mang thai, cơ thể phải tập trung lượng máu nhiều hơn để nuôi dưỡng em bé nên lượng máu cần nhiều hơn, huyết áp luôn thấp hơn bình thường, điều này khiến bạn luôn cảm thấy choáng váng, hay mệt mỏi bất cứ lúc nào. Vì vậy bạn nên chậm rãi, từ từ ngồi dậy mỗi khi bước xuống giường hoặc bồn tắm. Nếu mệt bất thình lình, hãy ngồi hoặc nằm lên một chiếc gối mềm cho đến khi thấy thăng bằng hơn. Và không được để quá đói.
3. Đái rắt
Hiện tượng đái rắt (thường vào ban đêm) là điều dễ gặp của các chị em mới có thai trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Thực sự đây không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng sinh lý của người mới có thai của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Khi có thai, tử cung to dần lên, đè trực tiếp vào phía sau bàng quang gây những kích thích khiến thai phụ luôn có cảm giác mót tiểu và tạo nên tình trạng đái rắt.
Không nên quá lo lắng bởi vì thường sau ba tháng trở đi, tử cung to lên, phát triển vượt ra khỏi lòng xương chậu và không trực tiếp đè vào bàng quang nữa, lúc đó hiện tượng này sẽ tự hết. Tuy thế, khi thai nghén đến tháng cuối, vào những ngày sắp sinh, do đầu thai nhi tụt thấp xuống đè vào bàng quang, lúc đó tình trạng đái rắt lại có thể xuất hiện. Nếu hiện tượng này kéo dài thì hãy nghĩ đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
4. Són tiểu
Mẹ bầu đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ thường gặp phải tình trạng són tiểu. Bạn thường són tiểu một ít ra quần vào lúc vận động mạnh, ho, hắt hơi hoặc cười. Nguyên nhân là bởi các cơ sàn xương chậu khi mang thai rất yếu do vừa bị áp lực đè lên xương chậu và bàng quang vừa phải giãn dần ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
5. Đau lưng:
Do nội tiết tố thay đổi khiến cho các cơ, khớp lỏng lẻo hơn. Kích thước và cân nặng cơ thể đặc biệt là bụng tăng lên làm cho sức ép lên xương sống và xương chậu lớn hơn dễ gây lên hiện tượng đau lưng đặc biệt là vùng thắt lưng. Để giảm triệu chứng đau lưng mẹ bầu không nên làm việc quá sức, không nên đứng, ngồi lâu ở một tư thế, nằm nghiếng và luyện tập nhàng thường xuyên để các khớp và cơ được dẻo dai.
6. Chuột rút:
Đây là triệu chứng cơ bắp co thắt khiến bạn rất đau, thường xảy ra ở bắp chuối chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Bắt đầu cơn đau bằng triệu chứng cẳng chân duỗi đơ ra và các ngón chân quắp xuống. Theo nghiên cứu thì bệnh này xảy ra ở thai phụ thường là do cơ thể thiếu canxi.
Mẹ nên xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút, sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Bạn nên đi kiểm tra để bác sĩ bổ sung thêm canxi và vitamin D.
7. Chứng táo bón
Kích thích tố progesterone trong quá trình mang thai sẽ làm chùng giãn các cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi và gây chứng táo bón. Bạn sẽ phải vất vả với việc đi tiêu phân khô, cứng và số lần đi ít hơn thường lệ.
8. Trĩ
Mẹ cần bổ sung chất xơ vào thực đơn, tránh để bị táo bón và đứng quá lâu. Sử dụng một túi đá để chườm vào chỗ bị trĩ.
Nếu gặp phải một trong những chứng bệnh trên thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng, bởi đó là những chứng bệnh thông thường mà bất cứ bà mẹ mang thai nào cũng có thể gặp phải do sự thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể khi mang thêm một em bé trong người và chúng thường biến mất sau khi em bé của bạn ra đời. Hãy nghĩ đến niềm vui đón thiên thần nhỏ chào đời mà quên đi những khó chịu, mệt mỏi đó.
Từ khóa được tìm kiếm:
- cam giac trong nguoi lang lang choang vang co phai mang thai khong
- chán ăn đái dắt có phải có thai không
- nhung thai nghen gap phai
- Toi vua dau lung 2 ben suong chau va chuot ruot di tieu nhieu co phai la benh thieu can xi khong
Để lại một bình luận