Sinh con không chỉ đơn giản là sau 9 tháng 10 ngày là chúng ta được đón em bé chào đời mà suốt quá trình mang thai là biết bao những chi phí phát sinh để có thể đón được em bé một cách an toàn và chu đáo nhất. Mẹ đã hình dung được những chi phí đó chưa? Hãy xem những kinh nghiệm dưới đây để có kế hoạch chi tiêu hợp lý trong tương lai.
Ngoài việc chuẩn bị tinh thần và thể chất tốt cho quá trình mang thai thì chuẩn bị về mặt tài chính cho các vấn đề phát sinh suốt quá trình mang thai cũng là vấn đề rất quan trọng mà các cặp vợ chồng quan tâm. Những kinh nghiệm chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bà mẹ mang thai hình dung được phần nào các khoản phí sẽ phải lo.
- Chi phí khám thai:
Mẹ bầu cần biết rằng để em bé sinh ra được khỏe mạnh và an toàn người mẹ cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt. Trong suốt quá trình mang thai, bạn cần được bác sĩ khám thai định kỳ , theo quy định của Bộ Y tế thì trong suốt quá trình mang thai tối thiểu người mẹ cần khám thai 3 lần. Tuy nhiên tuỳ theo tình hình sức khoẻ thực tế của bà mẹ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định về thời gian và số lần khám thai phù hợp. Chi phí cho việc thăm khám thai bình thường để đầy đủ cũng là một khoản không hề nhỏ mà bắt buộc các mẹ không thể tiết kiệm mà bỏ qua được.
Khám thai bình thường bằng phương pháp siêu âm đen trắng, siêu âm màu, siêu âm 3D hay 4D tùy theo từng giai đoạn mang thai và tình hình tài chính mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên bạn không cần quá tiêu tốn vào những hình thức siêu âm đắt đỏ như 3D hay 4D mà chỉ những giai đoạn quan trọng như 22 tuần, 32 tuần mới nên siêu ầm 3D hay 4D để xem đầy đủ và rõ nét nhất về hình hài của em bé.
Ngoài siêu âm ra người mẹ còn còn phải làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra với em bé của bạn. Nếu có điều kiện bạn nên khám thai tại các bệnh viên phụ sản là tốt nhất, nếu cơ sở ở xa xôi mà sức khỏe mẹ bình thường thì có thể thăm khám tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế có uy tín.
2. Chi phí bồi dưỡng cho mẹ và bé:
Trong suốt quá trình mang thai, bà mẹ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe của mẹ. Các dưỡng chất quan trọng như axit folic để hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, viên sắt để tránh thiếu máu, viên bổ sung canxi… Đặc biệt nhu cầu dinh dưỡng, dưỡng chất trong quá trình mang thai sẽ cao hơn so với bình thường và cần phải bổ sung thêm ngoài việc cung cấp bằng đường ăn uống. Vì vậy mà việc đầu tư tài chính cho việc bồi dưỡng sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Những chi phí này hoàn toàn tính được dựa trên giá cả của những loại sữa dành cho bà bầu hay những thực phẩm chuyên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.
3. Chi phí sắm quần áo bầu cho mẹ:
Đây cũng là một khoản chi phí quan trọng cần thiết, chi phí này sẽ không tốn quá nhiều nếu mẹ khéo mua sắm. Bởi trong quá trình mang thai cơ thể bạn thay đổi liên tục, nếu bạn không chọn lựa những bộ quần áo phù hợp để mặc được lâu theo thể trạng cơ thể thì rất dễ bị sắm thường xuyên do cơ thể tăng cân nhiều. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản của trang phục bà bầu là thoải mái vận động nên bạn cũng không cần phải bỏ quá nhiều tiền vào những mốt thời trang “ngắn hạn” này, sau 9 tháng có thể sẽ rất lâu bạn mới dùng tới nó.
4. Chi phí sắm đồ cho bé:
Nếu nói đến chi phí cho em bé thì là cả một chuỗi dài những chi phí bạn cần phải lo và sẽ kéo dài liên tục cả sau khi em bé ra đời nên trong bài viết này chỉ đề cập đến chi phí người mẹ cần chuẩn bị để đón em bé chào đời. Nó cũng là một trong những khoản phí trước mắt khi mang bầu mẹ cần có kế hoạch tiết kiệm.
Đó bao gồm các chi phí vật dụng cá nhân: quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bé là con đầu lòng. Hãy tham khảo ý kiến của những người kinh nghiệm để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé cũng như số lượng phù hợp để tránh trường hợp lãng phí, mua dư thừa vì bé phát triển rất nhanh, mỗi giai đoạn bé sẽ có nhu cầu khác nhau.
5. Chi phí sinh con và chi phí nghỉ thai sản:
Chi phí sinh con cũng là một khoản phí cần dự trù. Nếu bạn đăng ký tại các bệnh viện ngoại tuyến bảo hiểm thì chi phí sẽ lớn hơn rất nhiều bạn sinh con theo đúng tuyến bảo hiểm. Bạn cũng nên dự trù một lượng tiền đề phòng vấn đề phát sinh khi sinh con. Tuy nhiên nếu thai kỳ khỏe mạnh bình thường thì chi phí sinh con này cũng sẽ không mất quá nhiều của bạn.
Ngoài ra bạn cũng nên nghĩ đến phần tài chính sẽ thất thoát cũng như cần thiết trong thời gian bạn nghỉ thai sản không thể đi làm được. Bởi sau khi sinh bạn sẽ có khoảng 6 tháng không đi làm nên thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút trong khi các khoản chi phí trong gia đình như tiền điện, nước, cáp, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán. Mặc dù bạn vẫn được hưởng lương theo chế độ bảo hiểm xã hội nhưng thu nhập thực tế của bạn sẽ giảm đi. Vì vậy, không gì tốt hơn là hãy chuẩn bị nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà bạn chưa đi làm trở lại trong kế hoạch tài chính của mình để tránh tình trạng thiếu trước hụt sau.
Với những chia sẻ trên hy vọng các mẹ sẽ có kế hoạch tiết kiệm ngay từ bây giờ, chủ động trước được về tài chính và chi tiêu linh hoạt để đảm bảo nằm trong mức tài chính chính của hai vợ chồng bạn mà vẫn chuẩn bị tốt nhất cho em bé chào đời.
Từ khóa được tìm kiếm:
- tu luc mang thai den luc sinh chi phi khoang bao nhieu
- chi phi trong chin thang mang bau
- chi phí thời kì mang thai
- chi phí nuôi em bé sơ sinh
- chi phí nuôi bà bầu
- chi phí mang thai và sinh con
- chi phi mang thai co nhieu khong
- chi phí cho viec mang bau sinh con
- chi phi cho ba bau lam bon
- chi phí cho bà bầu
Trả lời