Chậm kinh, ngực căng, buồn nôn ốm nghén … đó chưa chắc đã là tin vui như bạn tưởng.Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu và nguyên nhân gây ra triệu chứng mang thai giả?
Mang thai giả là gì?
Được mô phỏng từ 1923, mang thai giả xảy ra ở một số phụ nữ măc phải tình trang hiếm, khoảng 1-6/22.000 ca sinh. Nhìn vẻ ngoài nhiều trường hợp mang thai giả rất dễ bị nhầm với mang thai thật. Hầu hết các chị em đều bị mất kinh, bụng to ra, tăng cân, ốm nghén thậm chí còn cảm giác thai máy.
Các bác sĩ sản khoa cho biết: “ Bụng to dần theo tuổi thai chiếm khoảng 60 – 90 % trong số những phụ nữ mang thai giả và mất đi khi gây mê. Mất kinh chiếm khoảng 50 – 90 % trường hợp, rối loạn tiêu hoá như táo bón, nôn mửa cũng là những triệu chứng thường gặp ở những người bị mang thai giả.
Một số các dấu hiệu nhận biết mang thai giả
Sau đây là một số dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với việc mang bầu thật:
- Ngực căng tức, đau nhức có tiết sữa
- Ốm nghén, buồn nôn, thường hay mệt mỏi vào buổi sáng
- Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn đồ chua, ngọt
- Cảm nhận dấu hiệu thai máy thực chất là do nhu động ruột non
- Bụng to dần lên
- Tắc kinh
- 1 % còn cảm nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ thật
Các triệu chứng trên có thể tồn tại tới 9 tháng hoặc kéo dài suốt nhiều năm.
Nguyên nhân của mang thai giả
Tồn tại nhiều cách thức khác nhau giải thích cho hiện tượng mang thai giả này. Đây là hiện tượng cần được xém xét trên mối quan hệ phức tạp giữa vỏ não, vùng dưới đồi, nội tiết và thậm chí cả yếu tố tâm lý.
Dựa theo giả thuyết tâm lý
Mang thai giả thường xảy ra do sự mâu thuẫn dối loạn về cảm xúc, đặc biệt ở người phụ nữ quá khát khai có con hoặc sợ hãi đến việc mang bầu. Chính yếu tố tâm lý này tạo lên sự thay đổi hệ thống nội tiết, khiến cơ thể có những triệu chứng giống như đang mang thai thật
Dựa trên giả thiết về cơ chế sinh học
Một số chuyên gia cho rằng mang thai giả là hậu quả của việc lo lắng hay căng thẳng quá mức lên trục hạ đồi, tuyến yên, thượng thận làm tiết ra nội tiết tố giống hêt như khi mang thai như táo bón, bụng to, tăng cân, thai máy … Tại Hoa Kỳ, người ta cho biết độ tuổi trung bình phụ nữ thường có dấu hiệu mang thai giả là 33 tuổi. Trong đó 2/3 phụ nữ mang thai giả đã có gia đình, 1/3 số còn lại đã ít nhất một lần có bầu.
Cách thức trị liệu
Mặc dù có nhiều giả thuyết bàn luận về hiện tượng mang thai giả, nhưng nhiều người vẫn cho rằng đây chủ yếu là do sự rối loạn về cảm xúc. Bởi vậy, nếu bạn thuộc đối tượng hiếm muộn, mong muốn có con mà có những dấu hiệu trên cần tới gặp bác sĩ kịp thời. Không chỉ vận, bạn cũng nên chia sẻ tâm tư với chồng, mẹ hoặc những người bạn thân xung quanh để giảm bớt sự lo lắng căng thẳng. Gặp gỡ các chuyên gia tâm lý, chuyên gia hiếm muộn cũng là phương pháp để kết thúc sớm hiện tượng mang thai giả này.
Ngoài ra, hiện tượng mang thai giả sẽ sớm được phát hiện kịp thời nếu bạn thường xuyên tới bác sĩ để khám thai định kỳ khi bạn có dấu hiệu của việc mang bầu. Siêu âm, chuẩn đoán hình ảnh là những cách thức để phát hiện bạn có thực sự mang thai thật hay không?
Trả lời