Thèm ăn ngọt hay nghén khi mang thai thường là triệu chứng phổ biến ở các bà bầu. Tuy nhiên, không phải thèm ăn ngọt là đã được ăn cho đã, mẹ bầu cần nên cẩn trọng với chứng thèm ngọt trong thai kỳ.
Khi nói về chuyện bà bầu thèm ăn ngọt, người ta sẽ đoán già đoán non về giới tính của thai nhi. Chứng thèm ngọt ở bà bầu thường được lý giải đơn giản là do sự thay đổi hormone mạnh mẽ trong thời gian mang thai bởi vậy vị giác của bé đã bị ảnh hưởng theo, dẫn tới tình trạng mẹ thèm ngọt quá đà ( ở một số trường hợp là thèm chua, thèm mặn …)
Mẹ nên thận trọng với thói quen ăn ngọt trong thai kỳ. Bởi khi mắc chứng này, mẹ sẽ thường xuyên tiêu thụ các món ăn có nhiềuđường như chè, kem, bánh kẹo … khiến bà bầu dễ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, béo phì …
Mặc dù phải thừa nhận việc ăn ngọt có tác dụng kích thích vị giác phát triển, khiến cơ thể trở nên khỏe khoắn và sảng khoái hơn, nhưng nếu ăn quá nhiều đường thì bất lợi cho sức khỏe bà bầu sẽ cao hơn. Khi bà bầu mắc chứng tiểu đường hay béo phì trong thai kỳ thì nguy cơ thiếu đi chất dinh dưỡng khác cho thai nhi, cản trở chức năng miễn dịch, gây sâu răng, viêm lợi, ngăn cản hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, gây stress và suy ngược cho thai nhi ngay từ trong bụng và sau này.
Các chất ngọt nhân tạo có an toàn của bà bầu?
Những chất ngọt như Aspartame và sucralose là hai sản phẩm thay thế đường tự nhiên và có vị ngọt nhiều lầnọt trong các đồ ăn ngọt từ sản phẩm công nghiệp. Hiện nay hai chất này được cho rằng an toàn với mẹ bầu bởi chúng chưa gây ra phản ứng tiêu cực đối với phụ nữ mang bầu nếu được tiêu thụ đúng liều lượng khi chế biến.
Ngoài ra, các chất ngọt nhân tạo như saccharin thì bà bầu nên hạn chế sử dụng vì trong quá trình tiêu hóa nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với bào thai.
Một số thực phẩm nhiều đường hay tinh bột mẹ bầu có thể ăn nhưng nên tiêu thụ với lượng vừa phải để tránh nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ của mình.
Nếu thèm ngọt bà bầu nên làm gì?
Mẹ bầu có thể ăn tinh bột, bánh mì, bánh quy, kẹo, tuy nhiên nên chia các món ăn vặt ra riêng và ăn chính riêng. Khi ăn vặt đồ ngọt như bánh quy, kẹo … thì nên ăn không quá ngày 1-2 lần. Bạn có thể ăn sô cô la khi mang thai bởi chúng vẫn đem lại nhiều lợi ích cho thai kỳ.
Thêm nữa, bà bầu có thể đáp ứng cơn thèm ngọt của mình bằng những món ăn lành mạnh như sữa chua, đậu nành, nho, táo, dâu, trái cây sấy … Bạn nên hạn chế các món ăn ngọt nhưng không có lợi nhiều như : kẹo các loại, mứt, siro, các loại kem, bánh ngọt, chè, ngước ngọt có ga …
Để lại một bình luận