Thai nhi vẫn chưa phát triển quá lớn để khiến mẹ trở nên nặng nề. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận một số biểu hiện của hiện tượng giãn tĩnh mạch như phù chân, sung mắt cá chân, chảy máu …
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở tuần thứ 20
Chứng giãn tĩnh mạch: Sự phát triển của thai nhi khiến cho áp lực lên các mạch máu ngày một gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc progesterone cao lên làm tăng khả năng bị giãn tĩnh mạch. Đặc biệt diễn biến của hiện tượng này sẽ phức tạp và tệ hơn đối với mẹ bầu đã có tuổi. Để hạn chế chứng bệnh này mẹ bầu cần hạn chế ngồi lâu một chỗ, tăng cường vận động nhẹ nhàng, tránh mặc quần áo chật làm cản trở lưu thông các mạch máu.
Chứng khó tiêu và ợ nóng: Không quá lạ lẫm với việc ợ nóng khi mang thai và đây là quãng thời gian nó tiếp tục tái phát do sự tác động của nội tiết tô giới tính duy trì thai. Nội tiết tố này làm giãn thành ruột khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn. Hãy chú ý các chế độ ăn uống của mình, giảm các món nhiều dầu mỡ và khó tiêu hóa ra khỏi thực đơn hàng ngày mẹ nhé!
Đừng chủ quan với chứng táo bón: Vẫn là căn bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. Cách khắc phục đơn giản nhất là ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Bạn cũng nên tăng cường đi lại, tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài.
Phù nề: Cơ thể bạn đang tích nước nhiều hơn nên chân mẹ có thể bị to hơn bình thường. Trước tiên hãy chọn một đôi giày thoải mái, hơi rộng một chút để xỏ vừa chân. Và chắc chắn vài tuần nữa chân bạn có thể to hơn nữa đấy.
Đãng trí: Bạn bỗng nhiên trở nên đãng trí một cách ngớ ngẩn. Đừng quá bực bội bởi đó là điều mà nhiều bà bầu phải đối mặt. Bạn cần tập trung hơn vào việc mình cần làm tại một thời điểm, đừng cố tham công tiếc việc mà làm nhiều thứ cùng một lúc.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 20
- Kích thước của em bé giờ nặng khoảng 340 g và dài khoảng 27 cm, gần tương đương với một trái chuối.
- Da bé dày hơn: Thực vậy, giờ da bé không còn trong suốt như cách đây vài tuần, cơ thể bé đã bắt đầu phát triển lớp mỡ dưới da để khiến da dày hơn.
- Móng tay nhỏ xíu: Đây cũng là thời điểm những móng tay của em bé được hình thành rõ ràng hơn. Không những vậy, lông mày và mí mắt của bé đã bắt đầu xuất hiện ở thai tuần 20.
- Bộ phận sinh dục: Nếu con của bạn là bé gái thì đây là lúc tử cung và âm đạo của trẻ được định vị và phát triển. Ngược lại nếu là con trai thì tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu.
Mẹ bầu tuần thứ 20 nên làm gì?
Tìm hiểu các biện pháp giảm đau lưng: Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với triệu chứng này. Thậm chí chúng càng nặng hơn khi bạn tới cuối thai kỳ. Hãy tìm kiếm một chiếc gối ôm đủ để bạn có một giấc ngủ êm ái. Đồng thời mẹ nên tìm hiểu các động tác thể dục nhẹ nhàng có thể tập tại nhà tốt cho lưng.
Nghe các loại nhạc tốt cho bà bầu: Chị em nên chọn nhạc giao hưởng với âm thanh du dương để khiến thai nhi có cảm giác thoải mái hơn, kích thích não bộ phát triển tốt hơn. Mẹ cũng chú ý hạn chế tới những nơi đông người và ồn ào vì em bé không hề thích âm thanh quá lớn đâu nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại các bài viết dưới đây:
Thai nhi tuần thứ 19: Bé đã biết thải phân su ngay trong bụng mẹ
Thai nhi tuần thứ 21: Bé có thể phân biệt được giọng nói của bố mẹ
Từ khóa được tìm kiếm:
- thai 20 tuần biểu hiện và triệu chứng
- thai 20 tuần biểu hiện
- thai nhi tuan 20
Để lại một bình luận