Hít thở đúng cách có thể giúp bà bầu giảm bớt những cơn đau quặn thắt khi chuyển dạ.
Nhịp thở đúng cách của bà bầu khi chuẩn bị lầm bồn góp phần quan trọng để giảm đau do co thắt, cung cấp oxy cần thiết cho bé. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp nhằm bớt đi căng thẳng và thậm chí giúp mẹ bầu tránh bị kiệt sức khi sinh nở . Thời điểm phù hợp để mẹ bầu tập luyện các bước hít thở này là vào khoảng 8 tuần trước ngày dự sinh.
Ngay cả khi bạn bạn đã quyết định để can thiệp bởi các biện pháp giảm đau, thì kĩ thuật hít thở đúng cách cũng giúp bạn cảm thấy đỡ hơn nhiều khi bắt đầu ca sinh nở.
Giai đoạn 1: Thở chậm và sâu
Ở giai đoạn đầu của quá trình sinh nở bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn co thắt ở phần bụng dưới. Hãy học các thở điều độ theo từng bước sau đây:
- Hít thở sâu để không khí tràn vào phổi rồi thở hết ra
- Bạn nên hít sâu từ 5- 10 lần/ phút
- Hãy cố gắng tập trung nhịp thở đều đặn bằng cách nhìn lên một điểm trên trần nhà, sàn nhà hoặc tường
- Khi hít vào bạn hãy úp bàn tay lên bụng dưới rồi vuốt nhẹ về phía sườn
- Khi thở ra, bạn lại dùng tay vuốt từ sườn xuôi xuống bụng dưới. Masage nhẹ nhàng này giúp xoa dịu cơn co thắt ở tử cung.
Lưu ý: bạn nên đếm nhịp thở mỗi 15 giây trôi qua, khi cơn co thắt chấm dứt bạn hãy thở bình thường. Ngoài ra, bà bầu có thể thử các động tác như ngồi trên ghế, nằm nghiêng trên giường hay quỳ chống tay trên nệm.
Giai đoạn 2: Thở nhanh và nông
Bạn nên tiến hành nhịp thở này khi các cơn đau càng mạnh và tăng dần lên, cổ tử cung đã mở được khoảng 5 cm.
- Hãy bắt đầu bằng một lần hít sâu
- Khi cơn gò bắt đầu thì hãy chuyển sang nhịp thở nhanh và nông khi cường độ cơn gò tăng lên dần dần. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể giảm dần nhịp thở đến khi về mức bình thường.
- Nếu bạn không biết thở nhanh thì hãy cứ căn số lần hít thở tăng lên gấp đôi so với bình thường . Tuy nhiên bạn vẫn phải đảm bảo số lần hít vào tương đương vào số lần hít ra. Chỉ đặc biệt hơn chút là nhịp thở của mẹ bầu lúc này sẽ cạn và ngắn hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ thở ra nhiều hơn lượng khi hít vào.
- Khi mẹ bầu cảm thấy mệt thì hãy dừng lại với nhịp thở bình thường và massage lưng, đùi cho thoải mái.
Giai đoạn 3: Thở như thổi nến
Khi tử cung mở 7 – 9 cm, cơn co thắt tử cung lại bắt đầu với cường độ mạnh hơn. Mẹ bầu nên bắt đầu tập thở như thổi nến nhằm giúp giảm áp lực vào tử cung và tránh rặn sớm.
- Cơn gò bắt đầu thì mẹ hít một hơi thật sâu rồi sau đó thực hiện 4 nhịp thở nhanh và nông bằng cách phù phù như thổi nến vậy.
- Làm như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi cơn đau dừng lại
- Kết thúc giai đoạn này bằng một hơi thở sâu
Giai đoạn 4: Thở để rặn
Đây là giai đoạn cổ tử cung mở hoàn toàn mẹ bầu sẵn sàng rặn đẻ. Bạn không nên đẻ quá sớm vì sẽ dễ bị rách tầng sinh môn, gây tổn thương cổ tử cung.
- Khi cơ co bắt đầu thì mẹ bầu nên thở sâu 2 lần liên tiếp rồi hít một hơi thật dài và bắt đầu rặn
- Lúc rặn bạn nhớ nhấn cằn giữ tại ngực, giữ tầm nhìn của mẹ trên rốn và tiếp tục rặn và sau đó thở sâu nếu hết hơi
Lưu ý: để lấy lực để đẩy đứa bé ra ngoài âm đạp mẹ bầu cần phải hít thở sâu. Bởi vậy nhiều chị em nên tập luyện trước động tác hít thở này để không bị cuống, mất tình tĩnh trong ca sinh nở.
Trả lời