Đây là câu hỏi phổ biến được nhiều người đưa ra cho các bác sĩ khi hỏi về chế độ dinh dưỡng của bà bầu và trẻ nhỏ. Việc so sánh này không mấy dễ dàng bởi cá biển chứa hàm lượng đạm sinh học cao nhưng lại có những chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài nên cần cẩn trọng.
Hải sản cá biển
Trong các loại hải sản biển thì cá biển được xem là thực phẩm lý tưởng bởi chúng cung cấp hàm lượng đạm khá cao với tỷ lệ cân đối cho sự phát triển của thai nhi hay trẻ nhỏ. Hơn nữa, loại cá này cũng chứa nhiều chất béo không no omega 3 nhằm tạo màng tế bào thần kinh và tốt cho bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu ở Mỹ thì việc ăn quá 340 gam cá biển/ tuần đối với phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ đều mang nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Đó là bởi cá biển có hàm lượng thủy ngân cao, lượng đạm cao có thể gây ra dị ứng. Mặc dù không phải loại cá biển nào cũng chứa thủy ngân cao bởi chúng còn phụ thuộc vào môi trường sống của tùy từng loại cá. Khi chọn cá biển để chế biến cho bà bầu hay trẻ nhỏ, bạn cần chú ý đến nguồn gốc của cá biển, các loại cá sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại thì nguy cơ nhiễm thủy ngân càng cao.
Ngoài ra, khi chế biến cá biển mẹ chú ý phải nấu thật chín, tuyệt đối không ăn gỏi cá hay hải sản tươi sống. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nếu cá chưa được làm chín bằng nhiệt độ thích hợp thì sẽ khiến cho vi khuẩn còn sống xâm nhập vào cơ thể gây hại cho sức khỏe.
Cá đồng, cá sông
Mặc dù không chứa nhiều axit béo chưa no như cá biển nhưng cá đồng lại có hàm lượng đạm quý giúp cơ thể dễ hấp thu và ít gây dị ứng. Chính bởi vậy, nếu cho con làm quen với đồ ăn trong giai đoạn ăn dặm thì mẹ nên bắt đầu bằng cá đồng trước. Hãy lựa chọn các cá nạc ít xương như cá quả, cá trắm, cá trê và cho bé ăn ít nhất 3 lần/ tuần.
Đối với bà bầu, một số loại cá sông như cá chép, cá trắm … cũng được ưu tiên để cho các mẹ dưỡng thai và bổ sung dinh dưỡng cho em bé phát triển. Thậm chí trên diễn đàn, các mẹ còn truyền tai nhau ăn cá chép trong thai kỳ để con sinh da được thông minh, da trắng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa hề có cơ sở khoa học nào chứng mình.
Khi mua cá, mẹ chú ý tinh ý để phân biệt đâu là cá sông ( cá tự nhiên) với loại cá nuôi. Bởi những cá đánh bắt tự nhiên không phải lúc nào cũng có hàng cung cấp cho khách nên nhiều thương hiệu dùng cá nuôi sau đó gắn mác là cá sông để lừa người tiêu dùng. Nếu chọn cá sông, bạn chú ý cá thường đầu bé, mình dài, bụng thon, ít mỡ. Các phần như vây, đuôi, râu thường dài hơn so với cá nuôi. Khi mổ cá thấy ruột và dạ dày cá nhỏ hơn so với cá nuôi.
Nếu bạn sang Nhật, thường ít khi thấy người dân ở đây ăn cá nước ngọt. Không những bởi ngành công nghiệp đánh bắt cá biển ở đây phát triển hơn mà còn do nước sông ở đây bị nhiễm kim loại nặng. Kim loại nặng này theo đường ăn uống có trong thịt cá vào cơ thể người gây ra bệnh ung thư. Chính vì vậy rất ít người muốn ăn cá nước ngọt ở đây. Do vậy, nếu mua cá các mẹ cũng nên thận trọng với việc lựa chọn. Một số cá được khai thác ở các vùng nước bị ô nhiễm dễ ảnh hưởng lâu tới sức khỏe của con người và là thủ phạm dẫn tới bệnh ung thư về lâu dài.
Trả lời