Theo quan điểm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ tốt cho sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, ăn như trứng ngỗng như thế nào mới là an toàn và khoa học không phải ai cũng biết.
Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng
Tính trung bình 100 g trứng ngỗng sẽ bao gồm 13 g protein; 14,2 g lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg canxi, 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP…Theo đó, hàm lượng protein trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà tới 13,5 % bởi vậy nhiều người cho rằng đây là nguồn protein dồi dào cho bà bầu trong thai kỳ.
Tác dụng của trứng ngỗng với bà bầu
Như đã nói ở trên, trứng ngỗng chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và cần thiết đối với bà bầu. Thêm nữa trứng ngỗng có trọng lượng gấp 3 đến 4 lần trứng gà bởi vậy chúng được xem là thực phẩm vàng của thai kỳ.
Theo quan niệm dân gian phụ nữ ăn trứng ngỗng khi mang bầu sẽ khiến cho em bé thông minh, khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể cho điều này bởi thực tế trẻ em thông minh còn dựa vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền, môi trường sống, giáo dục sau này …
Mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng như thế nào thì tốt?
Nên ăn bao nhiêu quả 1 tuần : Mặc dù quan niệm dân gian cho rằng phụ nữ chửa con trai thì ăn 7 quả, con gái thì 9 quả nhưng điều này vẫn chưa hề được kiểm chứng khoa học. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trứng ngỗng khá lớn, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên bà bầu chỉ nên ăn 1 quả/ tuần, tương đường với 3-4 quả trứng gà. Ngoài ra chị em vẫn cần bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, các loại thịt để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Trứng ngỗng chữa nhiều cholesterol và lipid: Mẹ bầu không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng nhiều trong bữa ăn hàng ngày, thay vào đó hãy cố gắng đa dạng các loại thực phẩm càng tốt. Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng chứa nhiều cholesterol và lipid nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho hệ tim mạch của bà bầu, đồng thời tăng các nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, khó tiêu.
Vấn đề vệ sinh thực phẩm của trứng ngỗng: Một số các bác sĩ chuyên khoa khuyên bà bầu nên dùng trứng gà thay cho trứng ngỗng. Lý do là bởi trứng gà đẻ ở nơi khô ráo, ít vi khuẩn kí sinh và lây nhiễm hơn trứng ngỗng. Bởi vậy, khi ăn trứng ngỗng chị em nên đảm bảo rửa sạch, đun chín lâu, bóc vỏ tránh để lẫn vào bên trong quả trứng.
Bà bầu nên ăn trứng ngỗng tháng thứ mấy: Vào 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu thường gặp nhiều khó khăn trong chuyện ăn uống như nôn oẹ, ợ nóng … Bởi vậy, tốt nhất bạn nên bắt đầu ăn trứng ngỗng vào khoản g tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi.
Cách lựa chọn trứng ngỗng đảm bảo chất lượng
Để chọn được trứng ngỗng đảm bảo chất lượng tốt, các mẹ nhớ chú ý làm theo cách sau đây:
- Soi trên nguồn ánh sáng: Cầm quả trứng trong lòng bán tay soi về phía có nguồn ánh sáng lớn như mặt trời hoặc bóng đèn điện. Quan sát bên trong quả trứng có chứa vết máu, kí sinh trùng hay vật thể lạ không? Bạn nên chọn quả trứng khi soi có màu hồng, trong vao với một chấm hồng.
- Thả vào dung dịch nước muối 10 %: Khi bạn thả quả trứng trong dung dịch muối này nếu trứng chìm xuống dưới là trứng mới đẻ trong ngày. Trừng lo lửng trong dung dịch là trứng đã đẻ 3-5 ngày, trứng nổi lên trên mặt nước là trứng đã đẻ quá 5 ngày.
- Phương pháp lắc trứng: Mẹ bầu cầm trứng rồi khẽ lắc nhẹ, nếu trứng mới sẽ không phát ra tiếng kêu, trong khi trứng lắc phát ra tiếng kêu to thì nghĩa nghĩa là trứng đã đẻ lâu ngày.
Để lại một bình luận