Cà chua là loại quả đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu chưa biết dùng cà chua đúng cách khiến cà chua mất chất, không thu được giá trị dinh dưỡng tối đa cho sức khoẻ mẹ bầu.
Cà chua cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai. Thực tế trung bình một trái cà chua là nguồn vitamin dồi dào chiếm 40 % nhu cầu vitamin C, 20 % lượng vitamin A cho cơ thể, chưa kể tới lượng canxi và sắt có trong loại quả đỏ mọng hấp dẫn này.
Lợi ích bất ngờ của cà chua cho bà bầu
Làm đẹp da
Cà chua vốn được nhắc tới khá nhiều trong các tạp chí làm đẹp, bởi nó không chỉ là thành phần cho các công thức đắp mặt làm đẹp mà còn là thực phẩm giàu vitamin C giúp tái tạo làn da trở lên tươi sáng, hồng hào. Cà chua chứa chất lycopene có tác dụng giảm nguy cơ da bị ảnh hưởng tiêu cực từ ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa sạm da, nám da, lão hoá, rạn da khi mang thai. Đồng thời đối với các mẹ bầu có làn da xám, tái đi khi mang thai thì ăn cà chua giúp tăng sắc tố da, biến làn da của mẹ bầu trở lên hồng hào và trắng sáng.
Tăng sức đề kháng
Ăn cà chua giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Nguồn vitamin dồi dào trong loại quả này làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhờ vậy mẹ bầu tránh khỏi những cơn cảm cúm dễ mắc phải.
Tốt cho xương
Không chỉ có tác dụng làm đẹp da, cà chua còn chứa nhiều vitamin K và canxi giúp hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển khung xương của thai nhi.
Tốt cho mắt
Nguồn vitamin A dồi dào trong loại quả đỏ mọng này là thành phần không thể thiếu để giúp mắt trong sáng và tránh các bệnh về mắt. Nhờ ăn cà chua thường xuyên, vitamin A trong cà chua giúp hỗ trợ phát triển thị giác cho bé ngay từ trong bụng mẹ.
Ngoài ra, cà chua còn giúp phòng chống bệnh ung thư. Một số mẹ bầu truyền tai nhau việc ăn cà chua khi mang thai để sinh con môi đỏ, má hồng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho điều này.
Mách mẹ bầu ăn cà chua đúng cách
Không ăn cà chua chưa chín
Cà chua xanh chứa chất độc solanine khi ăn vào trong cơ thể sẽ gây ra những triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn … Chất độc này sẽ mất dần khi cà chua chin. Khi bạn ăn cà chua thấy miệng đắng chát, vỏ cà chua xanh thì đó là quả chưa chin.
Không ăn cà chua lúc đói
Các axit được tiết ra từ dạ dày lúc đang đói sẽ phản ứng với chất pectin và phenolic có trong cà chua hình thành các cục khó hoa tan, gây khó chịu cho dạ dày. Vì vậy các mẹ đừng bao giờ ăn cà chua lúc đói. Đặc biệt với các mẹ bầu có tiền sử bị đau dạ dày, đại tràng cấp tính, hay sỏi thận thì không nên ăn cà chua nhiều. Các axit hữu cơ trong cà chua có thể dẫn tới tình trạng viêm loát dạ dày tá tràng kéo dày, hoặc gây co thắt túi mật khá nguy hiểm.
Không nên ăn cà chua với dưa chuột cùng nhau
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong dưa chuột có chứa enzyme vitamin C làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cà chua. Vì vậy nên ăn 2 loại quả này vào 2 thời điểm khác nhau để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể hấp thụ.
Ngoài dưa chuột,bạn cũng nên hạn chế ăn cà chua với khoai tây, cà rốt, khoai lang vì dễ dẫn tới các chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Không nên đun cà chua quá kỹ
Cà chua chỉ nên đun vừa phải, việc đun đi đun lại cà chua nhiều lần sẽ làm giảm thiểu các vitamin và giá trị dinh dưỡng mà cà chua mang lại trong món ăn.
Tránh sử dụng chảo nhôm, gang để chế biến cà chua
Các dụng cụ chế biến cà chua bằng nhôm, gang sẽ dễ khiến axit trong cà chua phản ứng hoá học làm hạn chế lượng dinh dưỡng trong món ăn và ảnh hưởng đến độ bến của các đồ dùng nấu bếp này.
Để lại một bình luận