Sau niềm hạnh phúc vô bờ khi biết mình đang mang bầu các mẹ ngay lập tức phải đối mặt với những nỗi lo âu như nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, sinh non … Sau đây là những lời khuyên và giải đáp để giảm bớt những lo lắng của mẹ bầu.
1. Lo lắng: Bị sảy thai
Theo thống kê từ các chuyên gia đây là nỗi lo phổ biến ở gần 75% phụ nữ mang thai. Tỉ lệ sảy thai ở các mẹ lớn tuổi từ 35 trở lên thường cao tới 18 % và với phụ nữ trên 40 đạt gần 34 %. Tuy nhiên, phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 30 thì đây là giai đoạn mang thai an toàn với tỉ lệ sảy thai khá thấp. Việc sảy thai thường xảy ở những tuần đầu tiên của thai kỳ khi chính bản thân các mẹ cũng không hề biết mình đang có mang. Các bác sĩ cho biết khoảng từ tuần thứ 6 đến thứ 8 khi có thể nghe được nhịp tim của thai nhi thì nguy cơ sảy thai là rất thấp chỉ còn 5 %. Trong thời gian này, các mẹ tạo cho mình chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh khói thuốc, rượu bia, hạn chế sử dụng cafe thường xuyên mỗi ngày.
2. Lo lắng: Bị ốm nghén khiến con không đủ dinh dưỡng phát triển
70% phụ nữ mang thai thường có dấu hiệu buồn nôn, chán ăn vào giai đoạn đầu thai kỳ. Nhiều mẹ bầu vì nôn ói quá nhiều sinh cảm giác mệt mỏi, bỏ ăn. Tuy nhiên, các mẹ nên nhớ rằng em bé có khả năng hấp thụ dưỡng chất từ mẹ rất tốt. Vì vậy trong quá trình ốm nghén bạn chỉ cần đảm bảo uống đủ nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước. Đồng thời bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết. Các mẹ bầu hoàn toàn không cần lo lắng bởi từ sau khoảng 16 tuần các mẹ có thể ăn uống bình thường và thai nhi bắt đầu phát triển mạnh vào quãng thời gian này.
3. Lo lắng: Bé bị dị tật khi sinh
Nhiều mẹ bầu lo lắng vì sợ suốt quá trình mang thai cơ thể không đủ khỏe mạnh hay ăn uống không đúng cách khiến bé mắc bệnh hoặc bị dị tất khi sinh. Theo các chuyên gia, để bảo vệ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, bà bầu nên kết hợp ngoài chế độ ăn uống kèm theo uống các loại vitamin tổng hợp và tiêm phòng trước và sau mang thai nhằm tăng sức để kháng cho cơ thể. Bạn nên nhớ rằng, chỉ cần mẹ khỏe mạnh có sức đề kháng tốt thì thai nhi sẽ phát triển tốt.
4. Lo lắng: Căng thẳng và trầm cảm khi mang thai làm ảnh hưởng tới thai nhi
Nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai vẫn thường xuyên phải đi làm, đối mặt với áp lực về công việc, tắc đường, việc nhà dễ gây căng thẳng, bực bội, cáu tức. Thậm chí, bạn còn dễ bị tủi thân, rơi vào trạng thái trầm cảm trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu đó là mức độ căng thẳng bình thường thì bạn đừng quá lo lắng. Những ảnh hưởng xấu đến thai nhi khi mẹ bầu phải trải qua những cú sốc, mất mát quá lớn mà thôi. Thêm nữa, việc thay đổi hoocmon nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng dễ dẫn tới tình trạng trầm cảm. Bạn nên tìm biện pháp để thoát khỏi cảm giác này bằng những thú vui của bản thân, thường xuyên giao lưu và trò chuyện với người xung quanh.
5. Lo lắng: Sợ bị va vào bụng làm đau em bé
Nghe có vẻ hơi kì quặc nhưng sự thật những mẹ mang thai lần đầu thường rất lo lắng nếu như chẳng may bụng mình va chạm với những thứ xung quanh mạnh một chút. Đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ khi bụng bạn khá to và cồng kềnh thì việc va chạm càng làm các mẹ lo sợ. Thật ra, bạn cần nhận biết rằng bé nằm trong bụng được bảo vệ nhờ túi nước ối, các cơ bụng của mẹ và thành tử cung chắc chắn. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên lo lắng quá khi xảy ra những va chạm nhỏ nhưng vẫn cần phải tới bác sĩ để kiểm tra nhé.
Trả lời