Trẻ bị sốt thường chán ăn, bỏ ăn và quấy khóc thường xuyên. Chính bởi vậy, nhiều mẹ tỏ ra lo lắng không biết nên chọn đồ ăn cho con thế nào cho phù hợp nhằm giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
Nguyên nhân trẻ bị sốt thường do mọc răng, tiêm chủng, nhiễm trùng, mắc một số bệnh nguy hiểm như viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn … Tuy nhiên, đôi khi vì thời tiết nóng lạnh thay đổi thất thường cũng khiến trẻ bị ốm và sốt. Ngoài các biện pháp hạ sốt như bác sĩ hướng dẫn, mẹ cần phối hợp với chế độ ăn uống phù hợp để giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ bởi vậy khi trẻ sốt mẹ cần cho bé bú nhiều lần hơn. Bởi sữa mẹ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trẻ.
Nếu trẻ bú sữa bình thì mẹ nên duy trì lượng sữa khoảng 150 ml cho mỗi kg cơ thể mỗi ngày. Chia đều làm 8-10 lần mỗi ngày. Bất cứ khi nào trẻ khát thì nên cho bé bú ngay.
Trẻ từ 6 đến 24 tháng
Đây là thời điểm bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm kết hợp với bú sữa. Nếu bé bú sữa thì mẹ cứ tiếp tục cho con bú sữa bình thường. Ngoài ra, những món ăn dặm cho trẻ như bột hoặc cháo mẹ nên xay loãng hơn để bé dễ nuốt hơn.
Hơn nữa, mẹ nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ mỗi lần chỉ cần cho con ăn 1/3 đến ½ chén bột là được. Kèm theo đó, hãy cho bé uống thêm nước trái cây sau khi ăn cháo hoặc bột. Hàm lượng vitamin C cao trong nước trái cây có thể giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
Trẻ từ 24 đến 60 tháng
Ở độ tuổi này bé có thể cho con ăn cơm bình thường nhưng ăn từng ít một và ăn nhiều lần. Các bữa cơm mẹ nên cho những món dễ ăn như canh chua, canh cua mồng tơi, canh khoai mỡ … để kích thích vị giác của trẻ thêm ngon miệng.
Mẹ cũng nên cho con ăn thêm bữa tối hoặc bữa khuya nếu con thức và có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, khi ăn khuya trẻ nên ăn nhẹ, những món ăn dễ tiêu.
Thêm nữa, hãy cho con ăn thêm các bữa phụ bổ dưỡng như yogurt, bánh flan, trái cây mát … Những đồ ăn này giúp bé tăng cường sức đề kháng và bớt cảm giác mệt mỏi do sốt cao.
Thực phẩm nên cho bé ăn khi sốt
Nước trái cây : Những loại nước ép hoặc sinh tốt trái cây có tác dụng cung cấp vitamin và bù đắp chất điện giải do sốt cao gây ra.
Thức ăn loãng: Những món ăn từ súp, bún, phở được nấu với thịt gà, heo, bò giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết để trẻ dễ dàng vượt qua cơn sốt, phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ chú ý nên nấu loãng hơn bình thường để bé dễ ăn hơn.
Sữa chua: Đây là thực phẩm lợi khuẩn cho đường ruột nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, tiêu hóa tốt hơn.
Rau xanh: Những loại rau củ như rau cải, mồng tơi, rau ngót, cà chua … đều cung cấp cho trẻ đầy đủ vitamin và các khoáng chất giúp bé nhanh hạ sốt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nước dừa: Đây là loại chất điện giải tự nhiên giúp bù nước cho cơ thể trẻ bị sốt.
Nước gừng: Gừng có tác dụng hạ sốt và tăng cường hệ miễn dịch cho bé hiệu quả. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ để bé tỉnh táo hơn, thậm chí làm ấm trong trường hợp bé bị cảm lạnh.
Thêm vào đó, mẹ nên hạn chế cho con ăn các món xào, rán nhiều rau mỡ hay nước lạnh, đồ ăn chứa gia vị tỏi, ớt, hạt tiêu. Hơn nữa, bé cũng không nên uống mật ong trong trường hợp bị sốt cao bởi chúng sẽ làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Để lại một bình luận