Mang bầu thường khiến cho các mẹ thường xuyên có cảm giác đau ê ẩm cơ bắp, mình mẩy, vì vậy muốn tìm đến bồn nước ấm để thư giãn cho thoải mái. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bà bầu tắm nước nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đọc kĩ những điều dưới đây để đừng vô tình làm hại bé các mẹ nhé!
Suốt thời gian thai kỳ, phụ nữ cần phải hết sức cẩn thận để chăm sóc cho bé yêu của mình. Chỉ cần một chút sai sót cũng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Các bà bầu có thể không biết rằng tắm nước nóng không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo phụ nữ mang bầu nên cẩn thận khi tắm nước nóng, bởi nhiệt độ của nước tăng sẽ làm giãn các mạch máu, giảm lượng máu lưu thông, dẫn tới tình trạng bé nhận được ít máu mẹ hơn so với bình thường.
Một nghiên cứu cũng cho biết khi thân nhiệt của mẹ tăng lên cao hơn 38,3 độ C vào 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi dễ có nguy cơ dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối không nên ngâm nước quá nóng, tắm xông hơi để thân nhiệt mình vượt quá 39 độ C sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.
Sau đây là một sô lưu ý cho mẹ bầu khi tắm nước nóng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực lên em bé.
Nhiệt độ nước tắm
Nước tắm quá nóng trên 37 độ C sẽ khiến cho các mao mạch giãn nở, hạn chế lưu lượng máu cung cấp cho tim, điều này không hề tốt cho thai nhi chút nào. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên dùng nước quá lạnh khiến mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu. Nhiệt độ phù hợp nhất khoảng 36 độ C.
Thời gian tắm
Mẹ bầu tuyệt đối không nên tắm sau khi thức dậy, hoặc sau 23 h. Ngoài ra, tắm sau khi ăn no cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của tiêu hoá. Nếu trời nắng nóng hay mùa đông đi ra ngoài về, mẹ bầu nên ngồi nghỉ ngơi 10 -20 phút trước khi vào phòng tắm.
Thời gian trong phòng tắm phù hợp từ 10 -15 phút, bạn không nên tắm quá lâu, đặc biệt với nhà có bồn tắm, ngâm mình trong bồn tắm trên 30 phút không tốt cho sức khoẻ của thai nhi chút nào.
Không tắm xông hơi
Tắm hơi là giải pháp tốt để xoá tan những căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên với bà bầu, phòng tắm hơi có thể gây nguy hại cho em bé, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều thai phụ sau khi tắm hơi còn xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ nước ối.
Nên uống nước trước khi tắm
Các bác sĩ khuyên rằng trước khi bước vào phòng tắm bạn nên uống một chút nước. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn hạn chế khỏi nguy cơ mất nước trong quá trình tắm rửa, đồng thời cũng hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn trong suốt thời gian ở trong phòng tắm.
Một số các lưu ý khác
Trong trường hợp bạn thấy cơ thể mình nóng bức, đổ nhiều mồ hôi hay có dấu hiệu sốt nhẹ thì nên dùng khăn khô lâu mồ hôi trên người, để cơ thể khô ráo hẳn thì mới đi tắm. Bởi thực tế khi tiếp xúc với nước sẽ làm lỗ chân lông nở rộng khiến tăng nguy cơ cảm lạnh, ho sốt, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới viêm phổi.
Tuyệt đối không nên tắm nước nóng sau đó đi vào phòng điều hoa ngay. Nhiều người vẫn vô tình mắc phải sai lầm này. Bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột như vậy sẽ gây ra hiện tượng khó thở, làm máu chậm lên não, nhịp tim và huyết áp giảm đột ngột.
Để lại một bình luận