Rất nhiều mẹ không có thời gian, phải sử dụng cách vắt sữa dự trữ để cho bé yêu sử dụng. Sữa sau khi được vắt ra cần cho vào túi dự trữ sữa và tốt nhất là bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong bảo quản sữa.
Dùng máy hút sữa đã qua sử dụng
Giá thành mua một chiếc máy hút sữa khá đắt, vì thế mà nhiều mẹ bầu sử dụng cách “sang nhượng” sau khi không cần dùng đến. Tuy nhiên, đây là một cách tiết kiệm không an toàn. Có thể các mẹ đã thay mới các phụ kiện (bình, dây và phễu) thì các phân tử sữa của mẹ dùng trước cũng đã thâm nhập, nấm mốc sẽ có cơ hội xuất hiện trong máy hút sữa. Điều này không tốt cho sức khỏe của bé nên đừng vì ham rẻ mà thành ra tiền mất, tật mang bạn nhé.
Sử dụng sai dụng cụ đựng sữa dự trữ
Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì, các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ hai là bình nhựa cứng, chất lượng tốt nên chọn loại bình hoặc túi chuyên dụng, dành riêng để trữ sữa. Nhiều mẹ tiết kiệm hoặc thiếu hiểu biết, sử dụng bừa bãi các loại dụng để dự trữ sữa.
Để sữa ở ngay cửa tủ lạnh
Sữa cần được bảo quản ở phía trong cùng của tủ lạnh và dưới cùng của máy trữ đông. Nếu để ở cửa tủ, chỉ cần một ngày mở ra mở vào vài lần sữa cũng có thể bị hỏng. Vì thế những suy nghĩ để sữa ngay ở cánh cửa tủ lạnh để lấy ra lấy vào cho tiện và cũng để sữa không bị lộn vào với các đồ khác là hoàn toàn sai lầm.
Trữ sữa quá lâu trong tủ lạnh
Thông thường ở nhiệt độ phòng, sữa mẹ có thể để được trong vòng 6 tiếng, còn trong tủ lạnh thì là 24 tiếng. Thậm chí có thông tin còn nói rằng trong ngăn đá, thời gian lưu trữ sữa có thể lên đến 6 – 12 tháng. Nhưng các mẹ không nên trữ sữa quá lâu vì như thế vitamin C, các chất kháng khuẩn và chất béo trong sữa có thể bị mất đi hoặc giảm đáng kể.
Đổ sữa quá đầy
Sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giản nở. Chính vì vậy, khi mẹ đổ đầy túi, sữa rất dễ bị tràn ra trong quá trình lưu trữ, dẫn đến hỏng sữa. Do đó, khi dồn sữa vào túi hay lọ, các mẹ nên lưu ý chỉ đổ khoảng ¾ là vừa.
Dồn chung sữa vừa hút và sữa đang trữ vào chung 1 lọ
Sữa đã trữ được hơn 1 ngày vốn rất lạnh, sữa vừa hút lại có đặc điểm ấm. Khi dồn chung, sữa đang lạnh có thể bị tan một phần, như thế sẽ không tốt. Nếu muốn dồn chung, các mẹ nên chọn lọ hoặc túi sữa nào hút cùng một ngày và lưu ý làm lạnh sữa mới hút trước khi dồn để chệch lệch nhiệt độ không quá cao.
Hâm nóng sữa sai cách
Nhiều mẹ nghĩ hâm nóng sữa bằng lò vi sóng sẽ nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên, cách này rất tai hại bởi lò vi sóng không thể làm nóng đồng đều cả bình sữa. Hơn nữa, một số chuyên gia còn cho rằng việc làm nóng quá nhanh có thể khiến một số chất kháng thể trong sữa bị ảnh hưởng.
Hay để sữa dã đồng bằng nhiệt độ phòng cũng là sai lầm của nhiều bà mẹ vô tình đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và nảy nở trong sữa của con. Tốt nhất, để hâm nóng, mẹ cho sữa vào một bát nước nóng khoảng 50oC, như thế vừa đảm bảo sữa nóng đều, vừa an toàn cho con.
Từ khóa được tìm kiếm:
- sai lầm khi trữ sữa
Để lại một bình luận