Đây là khoảng thời gian bạn cần phải khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái nhất để chuẩn bị lâm bồn. Bởi vậy, hãy duy trì nguồn năng lượng dự trữ của mình, tránh các khu vực đông người, tiếp xúc với người ốm
Cuộc sống mẹ bầu tuần 36 thay đổi như thế nào?
Bụng bầu to hơn nhiều: Bụng bầu của bạn là bộ phận trên cơ thể được người ta nhìn thấy đầu tiên từ khi bước vào phòng. Bạn có cảm giác như mình chỉ toàn bụng là bụng, thậm chí bạn có khó có thể nhìn được hết chân của mình nếu cúi xuống. Kích cỡ quần áo của bạn cũng ngày một thay đổi bởi vậy bạn có thể sáng tạo từ chiếc áo cũ hoặc mượn quần áo của những bà bầu đã sinh em bé rồi. Đây là chuyện bình thường ở những tuần cuối của thai kỳ.
Tìm kiếm tư thế nằm thoải mái: Chắc chắn mẹ bầu không thể nằm sấp trong thời gian này. Nằm ngửa cũng không thể vì nó sẽ khiến bạn khó thở. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng về trái hoặc phải rồi co chân đặt lên gối.
Cơn co thắt Braxton Hicks: Nếu em bé chưa được 38 tuần mà mẹ thấy có 4 cơn co trong 1 giờ thì có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc tới trực tiếp cơ sở y tế để khám. Thông thường ở thời điểm này, nhiều mẹ bầu rất dễ nhầm lẫn giữa cơn co thắt giả với chuyển dạ thật.
Tăng tiết dịch âm đạo: Nếu mẹ thấy chất nhày từ âm đạo tiết ra có lẫn thêm lượng máu nhỏ thì có thể bạn sẽ sớm chuyển dạ trong vài ngày tới. Tuy nhiên, khi bạn thấy có nhiều đốm máu to hơn hoặc chảy máu nhiều hơn thì nên tới khám bác sĩ sớm.
Tránh tới nơi đông người hay thăm người ốm: Hơn bao giờ hết đây là lúc bạn cần giữ cơ thể khỏe mạnh để chờ ngày sinh em bé. Nếu bạn tiếp xúc với mầm bệnh hoặc tới nơi đông người thì bạn sẽ dễ có nguy cơ bị lây bệnh hơn. Chú ý, cần phải duy trì nguồn năng lượng cần thiết cho mình trong những tuần cuối thai kỳ, đặc biệt nếu bạn muốn sinh thường.
Phù nề: Bạn bắt đầu thấy bàn chân, mắt cá của mình như lẫn vào nhau bởi chúng sưng tấy và phù lên. Bạn sẽ phiền lòng vì mỗi ngày một size giầy khác nhau, thậm chí phải chuyển sang đi tông để chân có thể vừa. Lời khuyên cho mẹ bầu là nên cố gắng chịu đựng, bạn không cần phải mua giầy mới ngay bởi chân bạn sau khi sin hem bé sẽ sớm hết phù nền.
Ra sữa non: Bạn đang ra nhiều sữa non hơn nên cần phải dùng miếng thấm sữa thường xuyên. Đặc biệt đối với mẹ đã từng sinh con và cho con bú trước đây thì điều này là hoàn toàn bình thường. Với mẹ sinh con đầu lòng, việc bộ ngực của bạn nặng chịu với cảm giác bí bức thường khiến cho bạn thực sự khó chịu.
Em bé tuần thứ 36 phát triển như thế nào?
Kích thước của trẻ: Bé nặng khoảng hơn 3kg và chiều dài của bé khoảng 53 cm, gần bằng với chiều dài trung bình.
Tóc và móng: Tóc của thai nhi có thể mọc dài đến 5 cm và các móng chân, móng tay của bé cũng không ngoại lệ. Một số em bé khi chào đời móng tay đã khá dài và mẹ phải cắt cho con để tránh cào vào mặt.
Chủ yếu tăng trọng lượng: Từ tuần này trở đi, cơ thể bé chủ yếu tăng lên về trọng lượng và chiều dài. Các bộ phận trong cơ thể bé như thận, gan, phổi về cơ bản đã hoàn thiện. Mẹ không cần quá lo sợ về nguy cơ sinh non bởi phần lớn các trẻ sinh ra từ tuần này trở đi đều khỏe mạnh và không gặp ván đề gì lớn.
Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 36
Bạn sẽ sinh mổ hay sinh thường: Bạn nên tìm hiểu về việc sinh mổ hay sinh thường cũng như phương pháp nào bạn sẽ chọn để sinh em bé. Nếu bạn sinh mổ thì cần chuẩn bị những gì hay sinh thường cũng vậy?
Tìm hiểu về thủ tục nhập viện sinh nở: Bạn cần làm quen với lộ trình tại bệnh viện, thủ tục nhập viện sinh nở, nơi đỗ xe, số điện thoại bệnh viện … trong trường hợp bạn sinh em bé ngoài giờ hành chính.
Tìm hiểu kiến thức sinh nở: Mẹ cũng nên đọc về các dáu hiệu sinh nở, cách rặn đẻ, các biện pháp hỗ trợ sinh, phương pháp đẻ không đau … để kịp thời vận dụng khi cơn đau đẻ tới.
Xem thêm: Thai nhi tuần 35: Em bé bắt đầu tăng cân nhiều hơn
Thai nhi tuần 37: Cẩn thận vỡ ối mẹ nhé!
Từ khóa được tìm kiếm:
- thai 36 tuần
- https://babaucanbiet com/thai-nhi-tuan-36/
- thai nhi 36 tuan
- thai nhi tuan 36
- bau 36 tuần
- bau tuan 36
- ba bau 36 tuan
- mang thai tuan 36 uong la tia to
- bà bầu tuần 36
- bầu tuần thứ 36
Để lại một bình luận