Thực tế, hệ miễn dịch của trẻ em bị tác động bởi nhiều các yếu tố khách quan bên ngoài trong đó bao gồm cả căng thẳng gia đình. Đã có những nghiên cứu chứng minh cho kết luận này.
Thói quen sinh hoạt của bé ảnh hưởng nhiều đến khả năng miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi vi trùng, virus và các bệnh mãn tính. Thậm chí chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng một phần vai trò để giúp trẻ nhỏ tăng cường khả năng miễn dịch hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây còn bổ sung vào các yếu tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của em bé đó chính là căng thẳng hay áp lực kéo dài.
Chuyên gia cho rằng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tiêu cực lên hệ miễn dịch
Một nhóm nghiên cứu của trường Khoa học Sức khỏe tại Đại học Jonkoping và Khoa học sức khỏe Thụy Điển cho biết cẳng thẳng và cãi vã trong gia đình thường xuyên có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Nghiên cứu này đã được công bố trên tờ Tạp chí Journal of Immunology của Mỹ.
Nghiên cứu này giải thích rằng những trẻ thường xuyên phải trải qua tình trạng stress do căng thẳng gia đình sẽ có mức cortisol cao hơn bình thường, đây chính là hormone gây ra stress. Mức độ căng thẳng càng cao thì càng ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch của cơ thể trẻ nhỏ. Bởi hệ miễn dịch phản ứng với các chất trong cơ thể có thể liên quan đến việc tự miễn dịch.
Trong một nghiên cứu khác có tên ABIS các bậc phụ huynh trả lời câu hỏi liên quan đến tình trạng căng thẳng và các khó khăn gây ra bởi tác động từ gia đình. Câu hỏi đã dẫn dắt các nhà nghiên cứu xác định nhóm trẻ trải qua mức stress cao hơn trong gia đình và một nhóm trẻ lớn lên có mức stress bình thường.
Nghiên cứu này cho biết mức độ stress cao ảnh hưởng tới cơ thể thường gặp tại các thanh thiếu niên trong độ tuổi 18 đến 22 đã có những trải nghiệm tiêu cực trong đời sống hàng ngày từ thời thơ ấu. Điều này chứng tỏ rằng môi trường sống ảnh hưởng nhiều tới hệ miễn dịch của trẻ. Nếu bé được lớn lên và trưởng thành trong một môi trường thoải mái và được yêu thương thì bé sẽ phát triển đầy đủ hơn cả về thể chất và tinh thần.
Các yếu tố khác làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ
Ngoài yếu tố trên thì hệ miễn dịch của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi :
Thứ nhất, nếu trẻ không được ngủ không đủ giấc thì lượng hormones stress tăng cao hơn dễ khiến cơ thể bị kích động. Bố mẹ nên cho bé ngủ từ 7-8 h mỗi ngày, tùy theo từng độ tuổi để thay đổi thời gian ngủ phù hợp nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Thứ hai, chế độ ăn uống quá nhiều đường sẽ hạn chế miễn dịch trong việc ngăn chặn vi khuẩn. Bố mẹ cần bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh, các món ăn giàu chất dinh dưỡng như vitamin C,E, A, kẽm nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Tỏi tươi, các loại rau thơm cũng là cách hữu ích để chống lại virus và vi khuẩn khi thời tiết thay đổi.
Thêm nữa, bố mẹ nên tạo cơ hội cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời, tăng cường vui chơi, vận động để giảm bớt hệ miễn dịch tăng cường, chống lại các vi khuẩn, vi rút không có lợi.
Để lại một bình luận