Thấu hiểu nhu cầu dinh dưỡng, tâm sinh lý của trẻ theo từng giao đoạn có thể giúp bé ăn dặm bớt vất vả hơn, nhờ vậy mẹ cũng nhàn hơn nhiều.
Muốn con ăn dặm ngoan ngoãn, không tốn quá nhiều công sức và thời gian, mẹ nên thấu hiểu nhu cầu dinh dưỡng, tâm sinh lý của bé theo từng gia đoạn ăn dặm.
Ăn đúng giờ
Cho trẻ sơ sinh ăn đúng giờ rất quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp hệ tiêu hoá của bé làm quen với giờ ăn uống, nhờ vậy dạ dày trẻ sẽ quen tiết ra enzym để kích thích sự ngon miệng. Mẹ nên chọn những khung giờ nhất định trong ngày để cho bé ăn và tập cho con phản xạ ăn uống đúng giờ.
Ăn theo nhu cầu
Nhiều mẹ sai lầm khi cho rằng con ăn càng nhiều càng tốt. Tuỳ từng trọng lượng của trẻ mà nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé khác nhau. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc Gia trẻ từ 1-3 tuổi nên tiêu thụ khoảng 110kcal trên mỗi cân nặng. Vậy nên, mẹ cần tính toán để cân đối bữa ăn cho con hàng ngày.
Mẹ không nên ép con ăn liên tục bởi như vậy cơ thể trẻ sẽ không phân biệt được đâu là bữa chính bữa phụ. Thông thường ăn dặm nên cách xa thời gian bú sữa để bé nhận biết được sự khác nhau giữa ăn và bú. Đây chính là tiền đề để tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh sau này.
Để trẻ tập trung ăn uống
Nhiều bậc phụ huynh khi cho con ăn thấy bé quấy khóc thường dỗ trẻ bằng cách bật tivi hoặc cho con xem ipad điện thoại. Đây hoàn toàn là thói quen sai lầm. Trẻ ăn trong trạng thái vừa xem tivi hay ipad sẽ khiến cơ thể trẻ hấp thụ thức ăn một cách thụ động. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của con sau này.
Cách tốt nhất cha mẹ nên đặt con vào một chiếc ghế riêng, đeo yếm để sẵn sàng cho bữa ăn. Ban đầu bé tỏ ra khó chịu phản đối vì phải ngồi trên ghế lâu tuy nhiên nếu mẹ kiên trì rèn cho bé thói quen này, trẻ sẽ dễ ăn ngon miệng hơn sau này.
Tạo không khí thoải mái vui vẻ trong bữa ăn
Thay vì quát mắng, doạ dẫm cha mẹ nên khuyến khích con ăn bằng những câu nói như” Ăn món này sẽ giúp con cao lớn” “ Món này ngon cực luôn nhé” … Những câu nói mang tính khuyến khích sẽ giúp trẻ thích thú với bữa ăn hơn. Ngoài ra, mẹ không nên tạo áp lực hay cau có, nóng giận với trẻ nhỏ. Bé thường rất nhạy cảm, nếu mẹ thường xuyên nổi cáu trong bữa ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác sợ hãi mỗi khi tới giờ ăn.
Thay đổi khẩu vị theo ý thích của con
Chất lượng món ăn là điểm mấu chốt để cho bé cảm thấy ngon miệng. Ngoài việc đảm bảo đủ khẩu phần dinh dưỡng bé cần được trải nghiệm và làm quen dần với nhiều loại thực ăn đa dạng khác nhau.
Chính vì vậy, mẹ nên sử dụng nhiều loại thịt cũng như rau củ quả để tăng cường hương vị cũng như màu sắc bữa ăn cho bé thêm hứng thú ăn uống.
Tốt nhất bạn không nên sử dụng thức ăn đóng hộp hay đã chế biến sẵn bởi chúng có chứa chứa chất bảo quản. Hãy lựa chọn nhiều công thức ăn dặm và chuẩn bị nguyên liệu tươi sẵn trong tủ lạnh để chế biến trong ngày.
Để lại một bình luận