Mút tay thói quen xấu của trẻ em, chúng không chỉ gây ra bệnh giun sán như các mẹ vẫn biết mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hệ thống răng hàm.
Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay vô thức khi bé đưa ngón tay vào miệng, mút nhịp nhàng và lặp đi lặp lại. Đặc biệt là những trẻ sử dụng ti giả từ thuở bé, khi cai ti bé sẽ thường xuyên có thói quen mút tay này.
Tại sao bé hay mút tay?
Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ tự hình thành phản xạ nuốt và bám víu để giúp bé phát triển bằng cách tiêu thụ sữa mẹ và các thức ăn khác. Trong quá trình phát triển, bé cần nhận biết thế giới xung quanh thông qua việc nghe, nhìn rồi cho vào miệng những gì mình cầm hoặc thấy. Nhờ việc cho vào miệng các vật này sẽ giúp bé làm quen dần với thức ăn. Hơn nữa, khi trẻ em cảm thấy đói, bất an, mệt mỏi hay khó chịu, trẻ sẽ phải đút ngón tay vào miệng.
Tuy nhiên, mẹ nên phân biệt dấu hiệu mút tay ở trẻ em là bình thường nhưng mút tay ở người lớn thì là do rối loạn tâm thần hoặc đơn giản là tiếp tục thói quen từ thời thơ ấu.
Tác hại của việc mút tay
Ngoài việc mất vệ sinh khi bỏ tay vào miệng ra thì thói quen này còn khiến cho những chiếc răng cửa đầu tiên bị ảnh hưởng. Nếu việc mút tay này vẫn kéo dài cho tới thời kỳ mọc răng vĩnh viễn thì chúng sẽ làm rối loạn việc mọc răng hoặc sắp xếp các răng trong hàm.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy việc mút tay từ 4-6 giờ/ ngày với lực trung bình sẽ gây ra di chuyển răng trong khi mút. Sự thay đổi về răng và khớp còn tùy thuộc vào độ mạnh, tần suất và thời gian của thói quen mút tay này.
Những tác động về lực này ở giai đoạn đầu có thể khiến răng trên bị nghiêng về phía môi gây thừa răng hoặc răng dưới bị nghiêng về phía lưỡi gây cản trở quá trình mọc răng, làm hàm bị căn hở. Ngoài ra, tác động lên hàm răng còn gây khó phát âm hoặc gây mất thẩm mĩ.
Làm thế nào để bé ngừng mút tay?
Bạn không nên quá lo lắng khi con mình mút tay. Bởi trẻ thường sẽ ngưng dần thói quen này trước 4-5 tuổi nhưng nếu bé vẫn tiếp tục thì nên cân nhắc đến thời điểm điều trị thích hợp để tránh ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
Trước hết, bố mẹ cần giải thích cho con tác dụng không tốt của mút ngón tay, chúng sẽ ảnh hưởng đến hàm răng và khuôn mặt của bé tương lai như thế nào. Để bé dễ hình dung bạn nên đưa trẻ xem hình minh họa cụ thể. Thêm nữa, mút tay là hành vi không lịch sự khi giao tiếp cần phải bỏ.
Biện pháp mạnh hơn là bạn có thể dán băng keo không thấm nước hoặc quấn vải vào đầu ngon tay mà trẻ thường mút, hoặc cho con đeo bao tay. Trong quá trình cai mút tay cho bé, thường kéo dài từ 6-8 tuần, mẹ nên khen thưởng kịp thời để khích lệ trẻ.
Bố mẹ lưu ý không nên tạo áp lực cho trẻ để bé cảm thấy lo lắng, căng thẳng hay sợ hãi để tình trạng mút tay ngày càng trầm trọng hơn. Bạn nên hướng dẫn con tham gia nhiều hoạt động, trò chơi khác để bé quên đi thói quen mút tay này.
Để lại một bình luận