Thực tế, nếu cho thêm ít muối vào bột hay cháo, trẻ dưới 1 tuổi có thể sẽ ăn nhiều và ngon miệng hơn. Nhưng theo các chuyên gia thì việc làm này là không lên bởi chúng sẽ gây ra những nguy cơ như hại thận, còi xương đối với trẻ nhỏ.
Muối có trong gạo, sữa, rau, củ … là quá đủ
Ở bất cứ độ tuổi nào con người cũng cần tới muối, tuy nhiên cần nhiều hay ít lại phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe của từng người. Đối với trẻ nhỏ thì cơ thể chỉ cần hàm lượng muối từ thực phẩm tự nhiên là đủ, không cần tới muối ở trong gia vị.
Thực vậy, muối có công thức là NaCl, trong khi cơ thể cần muối tức là cần Natri. Nhưng Natri không chỉ có trong thức ăn có vị mặn như muối, nước mắm, bột nêm mà còn có trong thực phẩm như gạo, ngô, sữa, thịt …Bởi vậy, trong một bát bột của trẻ có khoảng 75mg Natri hay 1 lít sữa có tới 240 mg. Trong khi, những trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần khoảng 200 mg Natri mỗi ngày nên việc dùng thực phẩm thông thường không nên muối là quá đủ với bé hàng ngày.
Chuyện gì xảy ra khi trẻ dưới 1 tuổi bị thừa muối?
Cơ thể của trẻ dưới 1 tuổi thường khá non nớt trong việc xử lý lượng Natri có trong thực phẩm. Nếu bạn còn cho thêm muối từ trong gia vị sẽ tạo ra gánh nặng cho thận làm ảnh hưởng tới chức năng thận về lâu dài.
Ngoài ra, thừa natri sẽ làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng Natri thừa còn tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến cho bé có nguy cơ bị thiếu canxi dẫn tới còi xương sau này. Thêm nữa, vị giác của trẻ em khá nhạy cảm, nếu mẹ cho bé ăn muối từ sớm thì bé sẽ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường. Như vậy lớn lên, con dễ bị mắc các bệnh liên quan đến ung thư, suy thận, huyết áp …
Nấu cháo, bột cho con thế nào mới đúng?
Thứ gia vị duy nhất cần cho vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi đó chính là dầu ăn. Đây chính là nhóm dinh dưỡng quan trọng giúp cung cấp năng lượng, hình thành mô mỡ và hỗ trợ trẻ trong quá trình hấp thụ vitamin và dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Trẻ dưới 1 tuổi đang trong giai đoạn ăn dặm nên thức ăn chính của bé vẫn là sữa. Mẹ cần liên tục cho con bú và ăn thêm 2 bữa bột mỗi ngày, trong đó một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc trứng.
Khi nấu cháo hoặc bột để tránh gây chán mẹ cần thay đổi linh hoạt các bữa ăn cho bé. Mỗi bữa bột hay cháo của bé đều phải đảm bảo các thành phần: tinh bột ( bột/cháo), chất đạm ( thịt/cá/cua/tôm/trứng), chất khoáng ( rau xanh xay nhuyễn) và chất béo ( dầu/ mỡ), không có gia vị khác.
Khi trẻ lớn hơn một tuổi, mẹ có thể thêm 1 chút nước mắm ( từ 1-2 giọt) vào trong cháo của bé. Ngoài ra, mẹ cần kết hợp tập cho bé ăn hoa quả tươi bằng việc cho trẻ ăn sinh tố hoa quả, uống nước ép …
Trả lời