Ngày sinh đã gần kề rồi và bạn bắt đầu sốt ruột hơn khi mọi người thường hỏi bạn nhiều về ngày dự sinh. Mẹ vừa hồi hộp, lo lắng vừa cảm thấy tò mò không biết chuyện sinh nở sẽ tới với mình như thế nào?
Cuộc sống của mẹ bầu ở tuần thai thứ 37
Lông rậm hơn: Bạn càng lúc càng cảm thấy lông của mình rậm hơn, bao gồm cả lông trên mặt, trên lưng thậm chí là đầu vú. Một số mẹ bầu tự hỏi có nên tẩy lông mu khi chuẩn bị đến kỳ sinh nở. Thực tế, việc để lông mu không gây ảnh hưởng nhiều đến việc này, tuy nhiên chúng sẽ có thể khiến bạn đau trong quá trình sinh con hoặc mất thời gian vệ sinh hơn sau kỳ sinh nở.
Tăng cân ít hơn: Từ giờ trở đi bạn sẽ không tăng cân nữa nhưng em bé vẫn tiếp tục tăng cân. Bởi vậy mẹ có thể yên tâm vì sẽ không phải thay size quần áo cho tới lúc sinh em bé nữa.
Lo lắng vỡ ối: Cảm giác chờ đợi để sẵn sàng vào kỳ sinh nở trước mắt khiến nhiều chị em lo lắng. Bạn luôn trong tư thế chỉ cần một tín hiệu nào là sẵn sàng bật dậy tiến lên. Tốt nhất mẹ hãy bàn bạc với chồng các khả năng có thể xảy tới để cả hai không bị luống cuống và bỏ quên bất cứ thứ gì.
Mẹ bầu cần chú ý tới các dấu hiệu như bị đau đầu liên tục, nghiêm trọng, thay đổi thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, nôn ói, đau bụng dữ dội. Đây là những biểu hiện ban đầu của tiền sản giật, mẹ cần phát hiện sớm để tới ngay cơ sở y tế gần nhất.
Em bé tuần thai 36 có điều gì đáng chú ý?
Bé tập thở: Bé đang bắt đầu tập thể để chuẩn bị cho việc thở độc lập từ giây phút chào đời. Khi trẻ được sinh đúng thời điểm thì phổi của bé sẽ có khả năng hỗ trợ thỏ và không cần tới thiết bị hỗ trợ y tế.
Kích thước của trẻ: Bé nặng khoảng 2,9 kg và dài tầm 49 cm. Giờ đây cơ thể bé đã phát triển hoàn toàn để thích ứng với cuộc sống độc lập từ bên ngoài.
Não của trẻ: Bạn có thể đọc truyện, bật nhạc hoặc hát cho bé nghe. Giờ đây não của bé vẫn tiếp tục phát triển kết nối các dây thần kinh và tiếp tục trong suốt những năm tháng đầu đời. Những tác đông bên ngoài đầu tiên có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ giúp bé nhanh nhẹn và thông minh hơn.
Dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần biết ?
Bụng bầu tụt xuống: Dấu hiệu này xảy ra từ 1-2 tuần trước khi em bé chào đời. Mẹ sẽ cảm nhận bằng cách xem ngực có chạm tới phần trên của bụng không. Nếu không chạm thì là do bé đang tụt dần xuống.
Dịch âm đạo tiết nhiều: Càng tới gần ngày sinh, cổ tử cung sẽ mở nhiều hơn nên dịch âm đạo tiết ra nhiều để làm cho cổ tử cung mềm.
Cơn co thắt thường xuyên hơn: Đây có thể là cơn co thắt giả để cơ thể mẹ tập luyện cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu cơn co thắt diễn ra thường xuyên trong vòng 1 giờ đồng hồ thì có thể sẽ là dự báo cho việc sinh nở.
Rò rỉ nước ối: Nước ối rò rỉ là dấu hiệu chứng tỏ tử cung của mẹ đã mở để chuẩn bị cho em bé ra đời. Nếu nước ối vỡ thì mẹ cần tới bệnh viên ngay bởi mẹ sắp chuẩn bị sinh trong vài giờ tới.
Lời khuyên cho mẹ bầu ở tuần 37
Đọc sách và xem phim : Đây là quãng thời gian bạn nên nghỉ ngơi thư giãn để có một kỳ sinh nở an toàn. Việc tận hưởng một bản nhạc, đọc sách hay xem phim cũng làm em bé của bạn cảm nhận được ít nhiều. Đặc biệt mẹ nên đọc sách cho con nghe hay cho bé nghe nhạc nhiều hơn. Khi bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái thì em bé trong bụng cũng vậy.
Tìm hiểu thực phẩm giúp đẻ thường dễ dàng: Một vài thực phẩm không được ăn ở 3 tháng đầu thai kỳ nhưng lại cần thiết ở tháng cuối thai kỳ. Những thực phẩm này, mẹ nên ăn trong những tuần cuối để tăng cường độ mở của tử cung và giúp sinh em bé dễ dàng hơn. Mẹ cần tìm hiểu chúng để áp dụng từ bây giờ đi nhé!
Xem thêm: Thai nhi tuần 36: Bà bầu cần tránh trốn đông người, thăm người ốm
Từ khóa được tìm kiếm:
- thai 37 tuan
- https://babaucanbiet com/thai-nhi-tuan-37/
- thai nhi 37 tuần
- thai nhi tuan 37
- bầu 37 tuần
- thai tuần 37
- mang thai 37 tuan
- thai 37 tuần biểu hiện
- thai 37
- mẹ bầu tuần 37
Để lại một bình luận