Gần đây, nhiều bà mẹ Việt học theo xu hướng nuôi con Nhàn của mẹ Tây khi cho rằng không nên chạy theo tiếng khóc của bé quá nhiều, trẻ khóc rồi sẽ tự nín. Tuy nhiên theo Sg.theasianparent.com thì việc phớt lờ tiếng khóc của con sẽ đem nhiều bất lợi mà mẹ không hề biết.
Khóc là cách giao tiếp duy nhất của bé
Như bạn đã biết, trẻ nhỏ vẫn chưa biết nói, cách duy nhất để gây sự chú cho người lớn là tiếng khóc. Khóc là phản xạ tự nhiên ở trẻ nhỏ, đây là cách thức để trẻ giao tiếp với mẹ và những người xung quanh. Nếu mẹ bỏ mặc con khóc điều này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý và cảm xúc của bé sau này.
Làm giảm hiệu quả ngôn ngữ nói của trẻ
Khi bố mẹ tỏ ra phớt lờ tiếng khóc của con, bé sẽ được dạy cách để bị lờ đi ngay từ nhỏ. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới kỹ năng nói của trẻ sau này. Một số trẻ có thể vì thế mà chậm nói hoặc nói lâu hơn so với trẻ cùng tuổi. Ngoài ra, bé cũng ặp nhiều khó khăn trong việc biểu cảm xúc của chính mình hay vấn đề về sắp xếp trật tự từ.
Cản trở sự phát triển tâm lý lành mạnh
Khi trẻ khóc nhưng bị bố mẹ phớt lờ, đây là dấu hiệu cho thấy cảm xúc không vui vì điều gì đó không nhận được sự quan tâm. Cho đến khi trẻ lớn lên, thói quen này được lặp lại, bé sẽ tự mặc định rằng hạn chế thổ lộ cảm xúc không vui của mình và giấu chúng vào sâu trong nội tâm. Điều này khiến con không muốn chia sẻ nhiều với người xung quanh, như vậy dễ gây ức chế và là chất xúc tác cho những kiềm chế tâm lý quá mức. Đó cũng chính là điều gây cản trở sự phát triển tâm lý lành mạnh của trẻ sau này.
Đặc biệt, thói quen này sẽ tác động lớn khi bé ở tuổi vị thành niên. Cảm xúc của bé bị đánh giá thấp trong những năm đầu hình thành nhân cách như tuổi teen, trẻ có thể không thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp cởi mở với bố mẹ mình.
Trẻ sẽ học cách sống vô cảm, phớt lờ người bơ vơ
Thực ra, hành động phớt lờ tiếng khóc của con sẽ làm cho bé dần dần học được thói quen phớt lờ mọi thứ. Trẻ sẽ nghĩ rằng thế giới này không phải nơi dành cho lòng nhân ái, sự đồng cảm, chia sẻ đối với những người bất hạnh, không nơi nương tựa. Nếu bạn thực sự muốn con lớn lên là người nhân hậu, biết động lòng trắc ẩn, có sự chia sẻ cảm thông với người khác thì hãy tôn trọng cảm xúc và lắng nghe trẻ nhiều hơn nhé.
Khi trẻ sơ sinh khóc dai dẳng quá mức hormone căng thẳng bất thường sẽ cao lên bất thường trong khi hormone tăng trưởng lại giảm thấp. Điều này làm ức chế sự phát triển của mô thần kinh trong não, kìm nén sự phát triển và làm trì trệ hệ thống miễn dịch.
Trong một nghiên cứu do các nhà khoa học tại trường Y Harvard của trường Yale (Mỹ), sự cẳng thẳng quá mức của một đứa trẻ trong những tháng đầu đời có thể làm thay đổi hệ thống dẫn truyền thần kinh não, chức năng não bộ não giống như những gì người bị trầm cảm gặp phải. Bởi vậy, dù biết khóc là bản năng tự nhiên của trẻ em nhưng đôi khi đó là nhu cầu chính đáng của trẻ em, bố mẹ nên xem con cần gì trước khi phớt lờ đi tiếng khóc của trẻ. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
Để lại một bình luận