Để mẹ tròn con vuông, những tháng cuối cùng của thai kỳ mẹ bầu cần giữ gìn hết sức cẩn thận. Nếu bạn sắp đến ngày vượt cạn thì nhất đinh nên ghi nhớ những điều cấm kị sau nhé!
Lo sợ căng thẳng
Phần lớn các mẹ bầu sinh con lần đầu đều có cảm giác lo lắng khi sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên, thực tế sự lo lắng và căng thẳng của thai phụ sẽ được truyền qua hệ thần kinh trung ương gây ra nhiều hiện tượng co thắt, ức chế tử cung. Chính điều này làm cho quá trình sinh bị kéo dài, khó sinh, hoặc sau khi sinh tử cung có nguy cơ bị chảy máu liêu tục rất nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ.
Không những vậy, tâm trạng căng thẳng còn khiến huyết áp tăng lên làm cho thai nhi có thể dẫn tới thiếu oxy. Vì vậy, trong những tháng này mẹ bầu nên cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thoải mái thư thái nhất để chào đón em bé chào đời nhé!
Nằm nhiều
Vào tháng cuối thai kỳ khi chiếc bụng đã trở lên cồng kênh, các mẹ bầu thường có xu hướng đau lưng mỏi mệt nên lười vận động. Chiếc giường bỗng trở thành chỗ nghỉ ngơi cho cho các mẹ khi cơ thể trở nên nặng nề. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyên rằng vào thời điểm này thai phụ không nên nằm nhiều, bạn cần thường xuyên vận động nhẹ nhàng để giúp quá trình lâm bồn của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn.
Tự kích thích đầu ti
Một số dấu hiệu bà bầu có thể nhận thấy ở cơ thể mình vào tháng cuối thai kỳ như lưng cong ra, núi đôi căng phồng khả năng tiết sữa gây căng tức, trọng lượng cơ thể dồn xuống hai chân. Khi nhận thấy bầu ngực căng tức, mẹ bầu có thể mát xa nhẹ nhưng tuyệt đối không nên kích thích đầu ti, bởi như vậy sẽ dễ dẫn tới co bóp tử cung, gây sinh non.
Làm chuyện “ Yêu”
Bất kỳ những hoạt động “ yêu “ trong thời điểm này cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi, dẫn tới tình trạng chuyển dạ sớm, sinh non. Nếu vợ chồng muốn gần gũi, bạn có thể tìm hiểu các tư thế quan hệ an toàn tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên không nên quan hệ vào thời điểm nhạy cảm này để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Ăn đồ tái sống
Trong đồ tái, sống thường có nguy cơ chứa đựng ký sinh trùng toxoplasmosis hay khuẩn E.Coli gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của mẹ và bé. Thực tế, chuyện ăn đồ tái sống gần như bị kiêng kị suốt thời giang mang bầu, tuy nhiêu vào tháng cuối thai kỳ thì việc này càng cần phải thực hiện nghiêm ngặt và cẩn thận. Lý do là bởi ở giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận tiêu hoá nên có thể ăn uống dễ dàng. Vậy nên, các vi khuẩn kí sinh trong đồ ăn tái dễ có nguy cơ ảnh hưởng tới em bé.
Thụt rửa âm đạo
Mẹ bầu nên tránh bơm rửa sâu trong âm đạo để gây ra hiện tượng tác động mạch hay tổn thương xuất huyết cổ tử cung … Đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm của âm đạo và cổ tử cung trong cơ thể bà bầu.
Di chuyển xa
Đến tháng thứ 9, em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào bởi vậy để tránh nguy hiểm các mẹ nên hạn chế những chuyến đi xa. Thậm chí, trong những cuộc hành trình dài mẹ bầu thường luôn bị mệt mỏi, uể oải, ăn uống, ngủ nghỉ không đúng giờ cũng khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng đáng kể.
Để bụng đói trước giờ sinh
Bạn vẫn biết, sinh đẻ tiêu hao rất nhiều sức lực. Bởi vậy, thai phụ không những phải chuẩn bị tinh thần mà còn phải ăn no, đủ chất để có năng lượng vượt cạn. Mẹ bầu nên ăn các món chứa nhiều dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hoá và cấm kỵ không nên ăn uống khi đã vào phòng sinh.
Để lại một bình luận