Trong khi bố mẹ Việt thường tránh nhắc đến giá trị của tiền bạc trước mặt con nhỏ thì người Do Thái lại hoàn toàn ngược lại. Họ dạy con ngay từ hiểu rõ được ý nghĩa của tiền, phân biệt việc kiếm tiền với việc làm nô lệ của đồng tiền.
Người Do Thái rất quan trong kỹ năng quản lý tài sản ngay từ khi còn nhỏ. Họ cho rằng kiếm tiền không phải là nhu cầu phải đợi đến một độ tuổi nhất định mà cần phải vun đắp dần dần ở từng độ tuổi.
Các bố mẹ Do Thái dạy con về tiền khi khi mới 3 tuổi
Các bậc cha mẹ người Do Thái hoàn toàn đi ngược lại với quan điểm của nhiều bậc cha mẹ Việt Nam. Đối với người Do Thái, họ bắt đầu triển khai bài học quản lý tài sản gia đình từ khi trẻ mới lên 3-4, đây được xem là thông lệ của cả dân tộc.
3 tuổi : Trẻ biết phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá
4 tuổi: Trẻ học cách lựa chọn hàng hoá, không thể mua hết tất cả thứ mình muốn
5 tuổi: Trẻ hiểu được tiền là thu lao lao động, cần phải biết chi tiêu hợp lý.
6 tuổi: Trẻ có thể đếm được số tiền lớn, học cách tích luỹ tiền và quản lý tài sản.
7 tuổi : Trẻ so sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hoá để xác định khả năng của bản thân có thể mua hàng được hay không
8 tuổi: Trẻ biết mở tài khoản tiền gửi và nghĩ về cách kiếm tiền tiên vặt.
9 tuổi: Trẻ lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả và mua bán hàng hoá.
10 tuổi: Trẻ biết tiết kiệm tiền để cho các khoản chi lớn như mua giày trượt, ván trượt
11 tuổi: Trẻ học cách nhận biết quảng cáo, giảm giá, ưu đãi
12 tuổi: Trẻ biết quý trọng đồng tiền, tiết kiệm tiền.
Từ 12 tuổi trở đi: Trẻ hoàn toàn độc lập quản lý tài sản như một người trưởng thành.
Cho bé biết mùi tiền sớn là đúng hay sai?
Nhiều bậc phụ huynh Việt Nam thường lo lắng con cái tiêu tiền lung tung nên tước đi cơ hội cầm tiền của trẻ. Bởi vậy, trẻ em ở Việt Nam nếu chưa đến tuổi vị thành niên thì thường xin tiền bố mẹ còn tiền mừng tuổi thì hầu như bố mẹ sẽ giữ hết. Trong khi các bậc cha mẹ người Do Thái làm như vậy sẽ khiến trẻ có thói quen xin tiền bố mẹ, không khả năng ý thức kế hoạch chi tiêu cho riêng minh.
Khi con cái tới 12 tuổi, cha mẹ sẽ mở sổ tay chi tiêu và giúp con hiểu được cần phải quản lý tài chính của gia đình như thế nào? Thậm chí, họ còn khuyến khích con cái lao động để kiếm tiền tiêu vặt bằng cách làm việc nhà, giúp việc tại cửa hàng tạp hoá, dọn vệ sinh … Đây cũng chính là một phần không nhỏ góp vào thành công của các vị tỷ phú người Do Thái như Warren Buffett hay George Soros.
5 giai đoạn của phương pháp dạy con cách quản lý tài sản
Phương pháp giáo dục con biết cách quản lý tài sản của người Do Thái chia làm 5 năm đoạn.
Giao đoạn 1: Nhận biết tiền.
Giai đoạn 2: Kỹ năng cầm tiền.
Họ sẽ buộc trẻ phải chịu trách nhiệm trước hành động tiêu sài của mình. Bởi vậy, ngay từ nhỏ trẻ đã phải biết cách liệu cơm gắp mắm, cân nhắc kĩ trước những khoản chi tiêu.
Giai đoạn 3: Kỹ năng kiếm tiền
Cha mẹ dạy con cách tăng thu nhập bằng sức lao động của mình, các quy tắc kiếm tiền.
Giai đoạn 4: Tri thức quản lý tàn sản
Giai đoạn 5: Châm ngôn quản lý tài sản.
Cha mẹ gắn liền giáo dục quản lý tài sản với giáo dục đạo đức và nhân cách. Từ đó trẻ sẽ hiểu được luân lý của lao động, biến con không trở thành nô lệ của đồng tiền.
Để lại một bình luận