Tập xi tè cho bé từ sớm vừa tiết kiệm chi phí mua bỉm vừa tiết kiệm thời gian để mẹ chăm sóc con. Bên cạnh đó, chị em cũng nên cân nhắc đến những ảnh hưởng có thể mang lại cho cơ thể trẻ khi bị xi tè sớm.
Cuộc chiến tập xi tè hay dùng bỉm
Bé Đậu nhà chị Phương Mai ( Thái Hà, Hà Nội) nay đã được 6 tháng tuổi. Vì là con đầu nên chị Mai chi tiền khá mạnh tay cho khoản quần áo, tã bỉm đến độ bé có thể thay 20 lần mỗi ngày liên tục nhưng vẫn đủ quần áo để quay vòng. Tuy nhiên, bà nội cháu lên trông thì lại tỏ ra lo lắng với việc dùng bỉm cho bé vì sợ cháu bị hỏng hàng, hăm tã. Thay vì đó, bà thường cắt thủng lỗ và tập xi tè dần cho bé Đậu từ khi mới 4 tháng tuổi.
Chị Phương Mai vẫn luôn băn khoăn liệu có nên tiếp tục xi tè cho con hay tiếp tục cho bé dùng bỉm để con được thả thoải mái, phát triển bình thường. Chị Hoài ( Đông Anh, Hà Nội) cũng cùng thắc mắc này khi cho rằng bé nhà chị là con gái, việc dạng chân cho con để xi tè đã là không văn minh rồi. Hơn nữa, bé trai quan sát còn rõ dấu hiệu biết sắp buồn đi tiểu nhưng bé gái thì lại cực kỳ khó đoán biết. Trong khi chị lo lắng sợ cho con đóng bỉm đi tự do thì sau này bé lớn lên không biết dạy con đi vệ sinh thế nào để vào khuôn khổ?
Liệu mẹ có nên chọn xi tè cho bé từ sớm?
Gần đây trên diễn đàn của nhiều bà mẹ bỉm sữa có đưa ra lý do cho rằng việc tập xi tè cho con từ sớm đem lại những ảnh hưởng xấu tới thận và bàng quang của trẻ sau này. Đó là bởi vì bàng quang của trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục lớn, chưa hoàn chỉnh bởi vậy cần được tích đầy, xả rỗng tự do để phát triển bình thường. Khi người lớn tập can thiệp vào việc đi tiểu của trẻ thì sẽ phá vỡ quy trình đó. Bàng quang của bé chưa tích đầy đã bị áp lực từ bố mẹ phải xả ra nên không phát triển được với thể tích bình thường.
Hơn nữa, nếu tập đi vệ sinh cho trẻ từ sớm, xương bé quá yếu, chuyện để con ở tư thế dạng chân sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển khung xương của bé. Chưa kể, nhiều trẻ ngồi bô khi còn nhỏ sẽ gây những biến dạng không mong muốn trong khung xương của trẻ.
Làm thế nào nếu không tập xi tè cho con sớm?
Theo BS Nguyễn Văn Học, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, điều quan trọng là người lớn phải nắm được lịch sinh học của con mình khi nào bé thường buồn tè. Thông thường, bố mẹ phải đợi sau khi con bú, uống nước hoặc sữa trong một khoảng thời gian nhất định thì trẻ mới đủ nước tiểu trong bàng quang. Với những trẻ từ 1-2 tuổi thì từ sáng đến tối bé sẽ đi tiểu từ 4-5 lần, ban đêm là từ 1-2 lần. Khoảng thời gian cách nhau giữa các lần đi tè là từ 3-5 giờ, tùy vào lượng nước bố mẹ đưa vào cơ thể mẹ.
Theo Tiến sĩ Steve Hodges, chuyên gia nhi khoa tại Trung tâm y tế Baptist, Đại học Wake Forest (Mỹ) cho biết việc từ bỏ bỉm sớm không tốt vì trẻ cần phải tích đầy và xả tự do trong bàng quang. Nhưng nếu để bé tập ngồi bô hoặc xi tè sớm thì con dễ mắc các bệnh như táo bón, suy thận, nhiễm trùng tiểu …
Để lại một bình luận