Nhiều bà mẹ kêu dời mỗi khi đến giờ cho con ăn. Những cuộc chiến ăn uống của bé thường kéo dài vài tiếng đồng hồ khiến các mẹ mệt mỏi và đau đầu vô cùng. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong một thời gian dài gây ra.
Trong trường hợp này, mẹ có thể lựa chọn cung cấp một vài chất kích thích cảm giác ngon miệng ở trẻ em. Sau đây là một vài gợi ý:
Vitamin B12
Đây còn được gọi là cobalamin có tác dụng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, chuyển hóa chất béo, protein và duy trì sức khỏe của gan, tóc, mắt và da. Những trẻ em bú mẹ hoàn toàn thường dễ bị thiếu hụt loại vitamin này. Thông thường trẻ em từ 1 đến 3 tuổi sẽ có nhu cầu vitamin B12 hàng ngày 0,9 mg và từ 4-8 tuổi là 1,2 mg. Mẹ có thể bổ sung vitamin B12 bằng các nguồn thực phẩm như trứng, sữa, gan, thịt đỏ, cá.
Kẽm
Đây cũng là một trong những dưỡng chất gây ra cảm giác kém ngon miệng ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị thiếu hụt khoáng chất này, bé dễ bị mắc các vấn đề về da, thiếu mùi vị. Trẻ em từ 1-3 tuổi nhu cầu kẽm mỗi ngày khoảng 3mg trong khi trẻ từ 4-8 tuổi cần tiêu thụ 5mg.
Mẹ nên bổ sung chất kẽm vào chế độ dinh dưỡng của trẻ qua những thực phẩm như đậu đen, giá đỗ, đậu lima, đậu xanh, thịt đỏ và ngũ cốc.
Vitamin D
Vitamin D giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm, vitamin và các khoáng chất khác như canxi, magie, sắt, phốt pho và vitamin A. Khi cơ thể không đủ các khoáng chất cần thiết cho cơ thể sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi chán ăn. Nói như vậy, thiếu hụt vitamin D chính là nguyên nhân ngăn chặn cơ thể hấp thu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bởi vậy, mẹ có thể bổ sung vitamin D hàng ngày cho bé bằng cách cho con phơi nắng thường xuyên từ trước 9 h sáng và sau 4h30 ( tùy vào từng thời tiết). Đồng thời các loại thực phẩm như cá, trứng và nước cam cũng cung cấp nguồn vitamin D dồi dào cho bé mỗi ngày.
Biện pháp thảo dược
Trẻ sơ sinh bị mất cảm giác ngon miệng thường gây nhiều khó khăn cho mẹ vì bé quá nhỏ nên không thể uống thuốc ở độ tuổi này. Tuy nhiên, chị em có thể sử dụng các biện pháp từ thảo dược tác động vào nguồn sữa hoặc cơ thể mẹ để kích thích cảm giác ngon miệng của bé.
Những loại hạt như thìa là, cây hồi, thảo quả, hạt ca-rum, hạt đinh lăng, rau mùi cũng có thể khôi phục cảm giác ngon miệng cho bé. Theo tiến sĩ Jenny Tylee, khi tiến hành thí nghiệm cho trẻ uống bất kỳ loại trà nào làm từ hạt kể trên khoảng 1 giờ trước khi ăn, bé đều có xu hướng ăn ngon miệng hơn. Bởi vậy, mẹ có thể cho bé uống bằng cốc, trộn với sữa để ti bình trong vòng 1 tuần. Thậm chí mẹ có thể ăn trực tiếp để tác động lên hương vị của sữa mẹ.
Từ khóa được tìm kiếm:
- tác dụng của bổ sung vitamin cho bé
Để lại một bình luận