Thời tiết nắng nóng, mưa thất thường rất dễ khiến chúng ta bị mắc cảm cúm do nhiễm lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột. Với người bình thường cảm cúm có thể là căn bệnh thông thường theo mùa nhưng với các bà mẹ mang thai thì đó là một vấn đề không hề nhỏ mà chắc hẳn mẹ bầu nào cũng rất lo lắng. Vậy cảm cúm có ảnh hưởng như thế nào với phụ nữ mang thai và làm thế nào để phòng tránh và xử lý khi bị cảm cúm?
Khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho tỉ lệ người bị cảm cúm tăng lên đáng kể, đặc biệt là những phụ nữ mang thai. Bị cúm khi mang thai có vẻ vô hại đối với người mẹ nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi
1. Cảm cúm có thể gây dị tật, gây sảy thai hoặc sinh non:
Cảm cúm thông thường là nhiễm vi-rút đường hô hấp trên, mũi và cổ họng gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau, hơn 200 loại vi-rút có thể gây ra cảm cúm thông thường). Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm: Cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, hơi sốt, người mệt mỏi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho…
Điều đáng lo ngại nhất với các mẹ bầu khi mắc cảm cúm đó là sốt cao, virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sẩy thai hoặc sinh sớm. Nếu mẹ bị sốt khi mang thai, tùy theo mức độ và tuổi thai mà có thể dẫn đến những hậu quả như dị tật thai nhi ở những mức độ khác nhau. Đặc biệt là khi thai nhi dưới 12 tuần tuổi, khả năng bị dị tật do sốt cao là rất lớn bởi ở tuổi này thai nhi chưa hoàn thiện đầy đủ về cấu trúc cơ thể có thể gây nên sứt môi, khuyết tật hoặc mắc các bệnh bẩm sinh…
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.
2. Những điều mẹ bầu nên làm khi bị cảm cúm:
Nếu không may bạn có triệu chứng cảm cúm đừng quá lo lắng, hãy đến bác sỹ kiểm tra để được điều trị thích hợp. Không tự ý sử dụng thuốc tại nhà, các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sẩy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Vì vậy, thai phụ chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trước và sau khi nhiễm cúm cần thăm khám thai thường xuyên và nói rõ với bác sỹ về tình hình của bản thân để bác sỹ có những tư vấn chính xác và kịp thời.
3. Các mẹ bầu nên chủ động phòng bệnh là tốt nhất
Khi mang thai sức đề kháng của người mẹ có giảm đi vì thế để tránh bị cảm cúm mẹ bầu cần có những biện pháp phòng tránh cho cơ thể. Do cảm cúm là bệnh lây qua đường tiếp xúc vì thế trong sinh hoạt hằng ngày mẹ bầu cần có các lưu ý sau
Rửa sạch tay bằng xà phòng mỗi khi làm gì . Đây là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả bởi vi trùng gián tiếp trên tay bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với miệng và mắt bạn mà mắt thường không thể thấy được.
Tránh xa người hoặc vùng đang có bệnh, và đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc phải tiếp xúc với người bệnh. Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, mặc thoáng mát khi trời nóng và không để bị dính mưa khi ra ngoài.
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả và hít thở không khí trong lành. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng cao mẹ bầu không nên hoạt động ngoài trời, nghỉ ngơi nhiều.
Để chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai các bà mẹ nên tiêm phòng cúm trước khi có thai và tuân thủ đúng thời gian phòng tránh để có thể bảo vệ tốt nhất cho bé yêu của bạn.
Từ khóa được tìm kiếm:
- cẩm năng bà bầu
- ba bau bi cam co anh huong den thai nhi khong
- bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không
- moi co bau cum sot nen lam the nao
- tác hại cảm cúm khi mang thai
- bà bầu bị cảm nắng
- ba bau bi cum tiem thoc gi
- bà bầu bị cúm có ảnh hưởng gì không
- www ba bau nghen bi cum
- ba bau bị cam cum co hai k
Để lại một bình luận