Nuôi trẻ sơ sinh là việc làm cực khó, nhất là với những bà mẹ trẻ. Dưới đây là những trường hợp mẹ nên lưu ý không được tắm cho trẻ sơ sinh.
Trẻ vừa tiêm xong
Sau khi chào đời, trẻ sẽ được bác sỹ chỉ định tiêm những mũi tiêm phòng khác nhau để phòng tránh bệnh tật và rủi ro. Sau khi trẻ tiêm xong, bố mẹ lưu ý không nên tắm ngay cho trẻ và cần để thời gian cho vết tiêm kịp lành tránh nhiễm nước vì có thể gây sưng tấy, đau, viêm cho trẻ.
Trẻ có làn da bị tổn thương
Da của trẻ sơ sinh vốn rất mềm mại và dễ bị tổn thương do tác nhân bên ngoài. Nếu bé không may bị nổi mụn, kê, rôm sảy khiến da có vết loét bố mẹ không nên tắm cho trẻ nhằm tránh lây lan vùng da bị tổn thương và làm đau trẻ.
Lúc này, nếu cần thiết bạn chỉ nên làm sạch da cho bé bằng nước tinh khiết, thấm vải xô mềm lau lên người bé.
Cân nhắc việc tự tắm cho trẻ sinh non
Trẻ sinh non cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, lớp mỡ dưới da mỏng và chức năng điều tiết cơ thể của trẻ kém đi khiến cho nhiệt độ cơ thể trẻ dễ bị ảnh hưởng từ nhiệt độ và môi trường bên ngoài. Việc tắm và vệ sinh cho trẻ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp này bố mẹ cần hết sức lưu ý. Nếu có điều kiện, hay mời y tá hoặc người có chuyên môn tắm cho trẻ để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Không tắm cho trẻ khi bị sốt
Cũng giống như người lớn, trẻ bị sốt hoặc đã giảm sốt nhưng chưa đủ 48 tiếng mẹ không nên tắm cho trẻ vì có thể gây ra các cảm giác khó chịu ở con như: ớn lạnh, sốt trở lại, phong hàn hoặc nghiêm trọng hơn là co giật.
Trong trường hợp này mẹ chỉ nên vệ sinh vùng hậu môn, cơ quan sinh dục và lau qua người cho con bằng nước tinh khiết với nhiệt độ bình thường, không nóng, không lạnh).
Từ khóa được tìm kiếm:
- khi nao tuyet doi khong nen tam cho tre so sinh
- kinh nghiem cham ba bau
- làm cách nào cho trẻ sơ sinh hết bị khiết
- những trường hơp khong tắm cho trẻ sơ sinh
- troi lanh co nen tam cho tre so sinh
- troi lanh qua co nen cho tre tiem phong ko
- truong hop ko nen tam cho tre so sinh
- truong hop nhac duoc tre so sinh
Để lại một bình luận