Thời điểm bé tập ăn dặm là lúc mẹ tha hồ cho bé khám phá những đồ ăn khác nhau. Nhưng điều này không có nghĩa rằng, thực phẩm nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Một số loại đồ ăn mẹ cần tuyệt đối thận trọng cho bé ăn.
Protein trong sữa bò và sữa đậu nành
Bắt đầu từ tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm. Một số mẹ còn cho bé thử sữa bò hay sữa đậu nành vì cho rằng chúng bổ sung nhiều protein. Nhưng điều này thực sự sai lầm bởi sữa bò và sữa đậu nành không giống như sữa mẹ hay sữa công thức khi chúng chứa nhiều loại protein phức tạp, quá tải với hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Chính bởi vậy, các loại sữa này có thể ảnh hưởng tới thận của bé trong tương lai.
Hãy cẩn thận với các loại hạt
Hoa quả, trái cây thường được khuyến khích trong thực đơn của các bé ăn dặm. Thực chất, trái cây cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên chọn các loại quả dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ, lê, đào…
Một điều chú ý là trong trái cây có nhiều loại có hạt. Nếu mẹ không lọc cẩn thận bé sẽ rất dễ bị hóc, ngạt thở hoặc gây nhiễm trùng vòm họng.
Thức ăn mềm và dính
Các loại thực phẩm mềm, dính như bánh nếp, kẹo dẻo, kẹo cao su, bơ đậu phộng, thạch jelly … thường dễ bị kẹt vào trong cổ họng bé, gây ra nghẹt thở. Mẹ tuyệt đối không cho con các thực phẩm mềm và có độ dính cao như vậy để đảm bảo an toàn cho bé.
Cẩn trọng với hải sản
Một số loại cá biển và các loại có vỏ như tôm, cua, sò điệp … thường là tác nhân gây dị ứng cho trẻ. Đặc biệt nếu nhà bạn từng có người bị dị ứng hải sản thì nên cân nhắc cho trẻ thử các món này. Tốt nhất nên bắt đầu cho bé làm quen từ ít nhất 2 tuổi bởi khi đó hệ miễn dịch của bé đã mạnh hơn một chút.
Thêm nữa, những loại cá biển lớn như cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu … là những loại cá có lượng thủy ngân cao mà ngay cả người lớn mới ốm dậy cũng không nên ăn nhiều.
Mật ong
Ai cũng biết mật ong là loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng chữa bệnh, tốt cho tiêu hóa của cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ tiếp xúc với mật ong từ trên 1 tuổi bởi trong mật ong có chứa các bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum dễ khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Các loại có chứa caffeine
Trà đá, trà sữa, soda … là những loại đồ uống có chứa caffeine vốn quen thuộc với người lớn. Tuy nhiên chúng không hề tốt với trẻ nhỏ. Nhiều trẻ cơ địa yếu khi ăn uống thực phẩm có caffeine có thể gây ra đau bụng, buôn nôn hoặc làm trẻ khó ngủ, quấy khóc.
Các mẹ thường lựa chọn nước uống trái cây cho bé trong giai đoạn này vì chúng tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước trái cây quá nhiều gây dư thừa lượng đường dễ khiến bé bị tiêu chảy.
Thực phẩm quá lớn hoặc quá giòn
Những miếng ăn có kích thước lớn sẽ làm mắc lại trong cổ họng của bé gây tắc đường thở rất nguy hiểm. Mẹ cần lưu ý cắt nhỏ ngay cả nho, cà chua bi thậm chí là đậu Hà Lan trước khi cho bé ăn. Điều này sẽ đảm bảo việc ăn uống của trẻ được thuận tiện và an toàn hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý tới các thực phẩm như bỏng ngô, bánh quy, bánh quế … bởi chúng rất giòn, dễ tan thành các vụn nhỏ có thể gây nghẹn cho trẻ.
Từ khóa được tìm kiếm:
- banh chung cho ba de
- mẹ sơ sinh an cá thu được không
- sau sinh có được ăn bánh quy không
- thực phẩm dễ tiêu hóa cho trẻ
- trẻ sơ sinh ăn nhiều loại sữa
Để lại một bình luận