Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh đột ngột thường dễ khiến amidan của trẻ em bị nhiễm trùng, sưng to lên. Nhiều mẹ thực sự lo lắng vì tình trạng viêm họng, viêm sưng của trẻ thường xuyên lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt. Dưới đây là những điều mẹ cần biết khi có co bị viêm amidan.
Trẻ viêm amidan là do đâu?
- Do thời tiết: Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột đường hô hấp của trẻ dễ bị nhiễm khuẩn. Amidan chính là cơ quan để bảo vệ cho đường hô hấp sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Khi đó, amidan thường bị nhiễm trùng và sưng to lên gây đau rát.
- Do vệ sinh tay chân, răng miệng: Trẻ em hiếu động thường không có thói quen rửa tay trước khi ăn hay cho tay bẩn vào miệng sẽ làm cho vi khuẩn tiếp xúc với cổ họng ồ ạt. Một khi amidan làm việc hết công suất để tiêu diệt vi khuẩn thì chúng sẽ bị viêm nhiễm và sưng tấy. Nếu trẻ không thường xuyên làm vệ sinh răng miệng cũng có thể dẫn amidan bị viêm nhiễm.
- Hệ miễn dịch của trẻ kém: Nhiều trẻ biếng ăn, gầy yếu, có hệ miễn dịch kém thường là điều kiện để vi khuẩn tấn công gây ra viêm amindan.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm amidan là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trong đó vi khuẩn Streptococcus được coi là đã gây ra bệnh này. Bệnh viêm amidan lây lan rất nhanh và có sự lây nhiễm giữa các trẻ nhỏ trong trường học hoặc thành viên trong gia đình.
Dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan của trẻ mà bố mẹ cần biết
Viêm amidan tùy vào thể nặng hay nhẹ mà có các triệu chứng nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, sốt cao hay đau họng là một trong những dấu hiệu điển hình. Dưới đây là những triệu chứng để bố mẹ nhận biết con bị viêm amidan:
- Soi cổ họng thấy amidan bị sưng đỏ, thậm chí có màu trắng
- Chảy nước mũi
- Đau khi nuốt
- Đau đầu thường xuyên
- Sốt cao
- Chán ăn
- Hơi thở có mùi
- Cơ cổ cứng
Khi bị nặng, amidan còn xuất hiện các chấm trắng bao phủ, trẻ bị mất tiếng, thậm chí còn dẫn tới đau tai, phát ban cơ thể, đau đầu thường xuyên.
Điều trị bệnh viêm amidan cho bé
Khi trẻ bị viêm amidan bố mẹ có thể sử dụng các loại thuốc dưới đây để cho con uống:
- Acetaminophen để làm giảm đau và sốt. Tuy nhiên nếu không uống acetaminophen đúng cách có thể gây tổn hại đến gan, bởi vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng và thời gian cho bé uống thuốc.
- NSAID hay ibuprofen giúp giảm sưng, đau và sốt. Thuốc này không tốt cho các bệnh nhân có vấn đề về thận hoặc dạ dày. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn
- Trong trường hợp trẻ bị amidan mãn tính, thường xuyên tái phát thì có thể tiến hành phẫu thuật amidan. Nếu việc sử dụng thuốc kháng sinh không đem lại tác dụng thì cũng có thể tiến hành phẫu thuật.
Tiến hành chăm sóc trẻ tại nhà để cơ thể bé nhanh phục hồi
- Khuyến khích trẻ uống nước nhiều để tránh mất nước
- Để con có thời gian ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm ngày 2-3 lần
- Hạn chế để trẻ chia sẻ đồ ăn cho người khác. Thường xuyên rửa tay đúng cách.
Một số những điều nên kiêng kị khi trẻ bị viêm amidan
- Thức ăn, đồ uống lạnh: Nếu trẻ thường xuyên bị viêm amidan tái phát đi lại thì tốt nhất bố mẹ nên hạn chế cho con ăn hay uống đồ lạnh.
- Thực phẩm sống: Các món ăn tươi sống như nộm, gỏi, rau sống … chứa nhiều vi khuẩn có thể làm cho bệnh của bé trở nên trầm trọng hơn.
- Đồ ăn cay nóng hay cứng: Những món ăn như ớt, hành, tỏi tiêu cũng có thể khiến viêm nhiễm nặng hơn. Đặc biệt việc nuốt các thực phẩm cứng, thô ráp cũng vậy.
Từ khóa được tìm kiếm:
- trẻ em khi bị amidan nên kị điều gi
Để lại một bình luận