Yến sào không chỉ là món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu trước và sau khi sinh mà còn là thực phẩm để bồi bổ thể lực và trí lực cho trẻ em.
Theo như PGS.TS Nguyễn Thị Tâm, Phó viên trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho rằng: Yến sào là lựa chọn tuyệt vời của các mẹ dành cho các bé bị suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém. Trong yến chứa nguồn dinh dưỡng phong phú bổ sung các loại protein và acid amin nhằm kích thích sự phát triển hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ của trẻ. Ngoài ra, món ăn bổ dưỡng này còn cung cấp một lượng chất khoáng như canxi, kali, sắt… nhằm kích thích sự phát triển xương và tăng khả năng miễn dịch của bé. Nhiều bậc phụ huynh còn chọn yến sào để tẩm bổ cho con trong những thời gian chuẩn bị thi cử bởi trong yến còn chứa các loại đường galactose không béo cho bé nguồn năng lượng dồi dào và tăng khả năng tập trung của trẻ.
- Dùng yến sào vào thời điểm nào thì tốt?
Yến không nên dùng cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng bởi đây là thời gian bé vẫn còn bú mẹ. Thay vì cho bé dùng, các mẹ khi cho con bú nên dùng yến để tăng cường sức đề kháng trong sữa để bé khỏe mạnh và có khả năng miễn dịch cao với bệnh tật.
Bé từ 1 đến 3 tuổi: Yến sào dùng để kích thích hệ tiêu hóa giúp bé ăn ngoan, ngủ sâu giấc và phát triển thể chất hoàn toàn. Ở giai đoạn này, các mẹ có thể xay Yến với sữa khoảng 50g một tháng cho bé uống đều đặn từng ngày. Đặc biệt với trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn thì đây là món ăn bổ dưỡng dành cho trẻ.
Trẻ từ 3 đến 10 tuổi: Ăn yến sào không chỉ làm tăng sức đề kháng tránh các bệnh như ho, cảm, sổ mũi, cúm thường gặp ở trẻ. Món ăn này còn giúp bé bổ sung năng lượng và tăng khả năng tập trung, giảm căng thẳng, tránh mệt mỏi khi phải đối mặt với các kì thi đang tới. Trong giai đoạn này, các mẹ có thể tăng lượng dùng lên khoảng 100 g yến một tháng và cho trẻ ăn cách ngày.
- Sau đây là một vài những gợi ý cho mẹ để chế biến yến sào cho bé:
Món tổ yến chưng đường phèn
Các mẹ chuẩn bị 2 g tổ yến khô, 15 hạt sen và đường phèn. Trước tiên bạn hãy ngâm tổ yến vào nước lạnh, sau đó để ráo nước. Đường phèn cần được giã nhỏ hoặc ngâm tan, hạt sen nên hầm cho mềm. Sau đó cho yến vào bát ngâm cách thủy khoảng 20 phút chờ đến khi yến nổi bọt khí và sợi yến nở đều thì cho hạt sen và đường phèn vào. Các mẹ có thể cho thêm vài lát gừng để giữ ấm cơ thể sau đó đun 5 phút. Món ăn có vị ngọt dịu, thơm, béo của hạt sen và yến. Khi yến chín thì sợi yến trong suốt, nước không bị đặc sánh nhìn rất hấp dẫn.
Món yến chưng đường phèn với mật ong
Bạn chế biến món này tương tự như trên nhưng cần chú ý vì cho thêm mật ong nên bạn nhớ giảm lượng đường phèn xuống để món ăn không bị ngọt quá. Sau khi chưng yến khoảng 20 phút thì đổ dung dịch đường phèn đã được hòa tan với mật ong rồi chưng thâm 5 phút nữa. Món ăn có màu vàng nhẹ, trong và ngọt dịu nên rất kích thích vị giác của trẻ.
Yến chưng sữa trứng
Các mẹ nên chuẩn bị 2g yến sào, 2 lòng đỏ trứng gà, nửa chén chén sữa tươi không đường, 20 g đường phèn, nửa thìa cà phê giấm gạo, 1 thìa cà phê caramen.
Sau khi chưng riêng yến sào với nước , các mẹ cho dung dịch đường phèn hòa tan với sữa tươi và lòng đỏ trứng gà khuấy đều với giấm gạo rồi lọc qua. Đổ caramen và hỗn hợp trên vào khuôn hấp cách thủy khoảng 30 phút. Khi thấy món ăn đông đặc có màu vàng tươi nhẹ thì múc ra đĩa và đổ nước sốt caramen lên trên. Yến chưng sữa trứng có vị béo ngậy, thơm, ăn ngon hơn nếu dùng với đá bào nhuyễn.
Từ khóa được tìm kiếm:
- me bau can biet de cham soc tre so sinh
Để lại một bình luận