Hiện nay rất nhiều chị em phụ nữ mang thai vẫn đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết hết về những chế độ mà mình được hưởng, những tổng hợp dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về những chế độ cũng như quyền lợi mà phụ nữ mang thai được hưởng khi tham gia BHXH theo quy định mới nhất của pháp luật
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ Tám ngày 20/11/2014, gồm 09 Chương, 125 Điều. Trong đó có những nội dung mới về chế độ nghỉ thai sản đối với người lao động nữ và lao động nam có vợ sinh con rất cần thiết và thiết thực với đời sống của người lao động. Trong đó có những nội dung chính với phụ nữ mang thai mà các chị em cần quan tâm dưới đây:
Khi mang thai chị em phụ nữ có những chế độ ưu đãi để đảm bảo sức khỏe sau:
1. Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì không được tính hưởng trợ cấp):
– Được nghỉ tối đa 5 lần trong một thai kỳ.
– Mỗi lần khám: Nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa).
2. Đối với trường hợp có thai bị sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần) người tham gia được nghỉ số ngày tùy theo tuổi thai:
– Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng.
– Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
– Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
– Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng.
3. Trường hợp vì lý do thai không bình thường phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì với lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng thì chỉ cần đảm bảo điều kiện đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (thay vì 6 tháng như quy định cũ) thì vẫn được hưởng chế độ thai sản đầy đủ.
Những chế độ sau khi sinh con
1. Thời gian nghỉ sinh hưởng trợ cấp : (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần):
– Nghỉ hưởng chế độ thai sản sau khi sinh con là 6 tháng.
– Trường hợp sinh đôi trở lên, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Với trường hợp sau khi sinh, con chết:
– Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi;
– Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.
* Lưu ý: Trong mọi trường hợp, thời gian nghỉ không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định.
Đối với trường hợp sau khi sinh, mẹ chết:
– Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi;
– Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 06 tháng trước thời điểm người mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản.
2. Mức hưởng:
– Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
3. Trợ cấp một lần: khi lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi: Bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
4. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:
– Sau khi sinh con đã nghỉ ít nhất được 04 tháng;
– Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và phải được người sử dụng lao động đồng ý.
Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn theo quy định.
Đối với lao động nam có vợ sinh con
Theo quy định mới về chế độ thai sản 2015, nam giới được nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ thai sản để chăm sóc gia đình khi vợ sinh con với nhiều mức hưởng khác nhau tùy theo số con được sinh, phương thức sinh.
Cụ thể, lao động nam sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5-14 ngày khi vợ sinh:
Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường và 7 ngày làm việc đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, đẻ dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày nếu sinh đôi và thên 3 ngày/01con nếu sinh 3 trở lên; 14 ngày nếu sinh 2 trở lên mà phải phẫu thuật.
Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH, hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Người mẹ không đủ thời gian đóng BHXH thì người cha nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.
Vì thế các chị em cần quan tâm để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia BHXH, không chỉ của mình mà còn cả của ông xã nữa đó.
Từ khóa được tìm kiếm:
- quyen loi cho ba bau
- chế độ nghỉ trực khi mang thai
- luat bhxh cho phu nu mang thai
- chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai
- chế độ làm việc của phụ nữ mang thai
- tinh thoi gian dong bhxh doi voi phu nu nghi sinh con
- xem phu nu tu 32 tuoi khi mang thai thi co qui co gi
- BHXH se chi tra bao nhieu tien cho phu nu thoi ky mang thai
- bảo hiểm xã hội với thai phụ
- ba bau tu thang bao nhieu duoc huong che do di muon
Để lại một bình luận