Có rất nhiều ông bố bà mẹ cho rằng trẻ tự khóc thì sẽ phải tự nín, dỗ dành con chỉ làm con thêm nũng nịu và “nhờn” với bố mẹ mà thôi. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng, nếu bố mẹ cứ để trẻ khóc nhiều sẽ có hại cho não bộ của trẻ.
Ngày nay, việc để con tư khóc đã gây ra nhiều tranh cãi của các nhà nghiên cứu và nhiều bậc phụ huynh và hầu hết bác sỹ nhi khoa khuyến cáo bố mẹ không nên để trẻ khóc nhiều và tự đưa mình vào giấc ngủ hoặc mặc kệ trẻ để sau này không tiếp tục làm nũng bố mẹ nữa và lý do các nhà nghiên cứu đã chỉ ra như sau:
Để mặc con khóc làm ảnh hưởng đến não bộ của trẻ
Não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hết nên rất mong manh, dễ bị tổn thương và có thể chịu nhiều tác động bên ngoài. Nếu để trẻ khóc nhiều, trẻ sẽ cảm thấy buồn phiền, những thay đổi bên trong não bộ có thể ảnh hưởng tới hành vi, cảm xúc của trẻ.
Ngoài ra, khóc quá nhiều có thể gây hại đến nhịp tim, nhịp thở, hệ thống miễn dịch và hô hấp cũng như ngăn chặn hooc-mon tăng trưởng ở trẻ.
Ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ
Trẻ khóc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ ngay lúc đó và về sau. Quãng tuổi thơ của một đứa trẻ khóc quá nhiều sẽ cảm thấy đầy đen tối và chẳng muốn nhớ lại. Theo bác sĩ Howard Chilton, Chuyên gia tư vấn về trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Prince of Wales và Bệnh viện Royal tại Sydney (Úc) “Để con tự khóc là trái ngược với bản năng tự nhiên của cha mẹ”.
Sữa mẹ cũng giảm nhiều nếu con tự khóc
Nghe thì có vẻ chẳng liên quan nhưng các chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng nếu người mẹ bỏ mặc con khóc thì nguồn sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng. Lý giải về quan điểm này, các chuyên gia khẳng định sữa mẹ được sản xuất dựa trên nhu cầu của trẻ, trẻ quấy khóc sẽ ít bú mẹ, lúc này cơ thể người mẹ không được kích thích để tiết ra sữa nuôi con.
Trên đây chỉ là một trong số ít những ảnh hưởng từ việc bố mẹ mặc kệ con khóc và tự nín, bố mẹ hãy lưu ý nhiều hơn đến tâm lý của trẻ. Hãy dỗ dành con nhiều hơn để thể hiện tình yêu thương gia đình và gắn kết tình mẫu tử.
Để lại một bình luận