Mẹ có biết rằng ngôi thai của em bé góp phần quyết định để mẹ sinh thường thành công, dễ dàng. Vậy làm sao để xoay ngôi thai như mong muốn?
Ngôi thai của em bé liên quan gì đến việc sinh nở của mẹ bầu ?
Thông thường, vào cuối thai kỳ tư thế của thai nhi thay đổi dần để có thể chui qua khỏi khung xương chậu dễ dàng và nhanh chóng nhất. Khi trẻ xoay phần đầu xuống dưới cổ tử cung thì bé sẽ dễ dàng uốn cong, áp chặt ngực để chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng nhất. Đây gọi là ngôi đầu hay ngôi thai xuôi.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ xoay phần mông xuống dưới khiến quá trình chuyển dạ trở nên khó khăn và kéo dài bởi đây gọi là ngôi thai ngực hay ngôi mông. Sự kéo dài về thời gian này có nhiều khả năng sẽ gây ra biến chứng cho thai nhi như dị tật xương đùi hay bị dây rốn chèn ép gây ra tổn thương thần kinh não vì thiếu oxy. Khi gặp trường hợp ngôi thai ngược, bác sĩ thường quyết định dùng phương pháp mổ lấy thai để tránh nguy hiểm cho bé.
Cách xác định thai nhi có ngôi xuôi hay ngược?
Ngoài việc siêu âm, mẹ bầu cũng có thể tự xác định được tư thế của thai nhi nhờ mắt thường quan sát và cảm giác của chính mình. Nếu trẻ có ngôi xuôi, chị em thường cảm thấy nặng ở phía khung xương chậu, bụng tròn rõ rệt và cảm giác thai nhi đạp ở cạnh sườn. Trong khi nếu ngôi thai ngược, bụng mẹ thường phẳng và mềm hơn. Mẹ sẽ cảm nhận con đạp ở giữa bụng mình, thậm chí còn nhìn thấy tay và chân của bé. Vùng xung quanh rốn của mẹ bầu cũng lõm sâu vào.
Mẹo xoay ngôi thai giúp mẹ đẻ thường nhẹ nhàng dễ dàng hơn
Khi thai nhi nằm ở vị trí không thuận lợi cho việc sinh nở, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu một số động tác vận động nhằm tác động đến tư thế của thai nhi như sau:
- Giờ chân lên cao: Mẹ bầu giơ chân lên cao để cơ thể dốc xuống, khi đó thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn. Bác sĩ khuyên bà bần nên thực hiện tư thế này ở tuần thứ 30 và làm 3 lần mỗi ngày, tránh thời điểm vừa ăn no.
- Chống chân: Chị em cùng chống tay và chân xuống mặt sàn bằng phẳng nhưng chú ý hạ tay thấp hơn phần chân, làm sao để mông nâng cao hơn so với cơ thể. Bạn nên thực hiện động tác này ở tuần thứ 37 của thai kỳ.
- Nằm trên đầu gối: Mẹ bầu ngồi quỳ, sau đó trườn người về phía trước, ta chống để giữ không ép bụng vào gối.Thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần kéo dài 5 phút. Động tác này nên tập để giúp trẻ tự xoay đầu ở tuần thai từ 30 đến 37.
- Bơi lội: Đây là phương pháp hiệu quả đặc biệt giúp kích thích thai như tự xoay đầu về phía tử cung của mẹ. Khi bơi lội cơ bắp của mẹ được vận động nhẹ nhàng, thả lỏng giúp mẹ thư giãn và giảm bớt các cơn đau do chuyển dạ mang lại. Mẹ nên bơi lội từ tuần thứ 30 – phương pháp này dành cho các bà bầu đã biết bơi trước khi mang thai.
- Phương pháp nóng – lạnh: Mẹ bầu dùng khăn thâm nước lạnh để lau nhẹ lên bụng sau đó lại đổi lại như vậy bằng khăn nóng. Sự tác động nóng lạnh sẽ kích thích trẻ di chuyển về vị trí thuận ngôi.
Để lại một bình luận