Mang nặng đẻ đau trong 9 tháng 10 ngày là niềm hạnh phúc và “khổ” nhất của một người mẹ – người vợ. Còn chồng- cha? Chẳng chịu khổ gì? Đừng trách nếu họ là vậy, hãy chia sẽ những điều tốt đẹp dưới đây cho chồng hiểu nhé.
Thể hiện sự quan tâm
Đôi khi người làm chồng rất khó thể hiện sự quan tâm của mình, đó là do một phần là tính cách của họ, cũng có thể là do không biết cách thể hiện. Là vợ bạn sẽ nhận ra điều đó chứ? Mức độ quan tâm của anh ấy với bạn ra sao? Thực sự anh không biết cách, hãy mạnh tay nên chia sẽ để anh ấy hiểu và biết phải làm gì, bên cạnh đó bạn cũng nên chịu khó “nhìn” để nhận ra sự quan tâm của anh ấy với mẹ con mình nhé kẻo bạn lại trách nhầm chồng đấy.
- Mang thai có thể sẽ làm cho cô ấy bị bệnh và mệt mỏi. Hãy làm nhiều công việc nhà hơn như thay ga giường, lau nhà, đi mua sắm để phụ trách việc mang xách nặng nề… sẽ tạo nên sự khác biệt và nhiều công trạng lắm.
- Hãy chắc chắn rằng cô ấy hiểu bạn đã biết vai trò của mình đối với cô ấy trong suốt thời kỳ mang thai và cả khi chuyển dạ. Điều này không dư thừa đâu nhất là để trấn an cô ấy rằng bạn yêu cô ấy đến mức nào.
- Hãy hỏi và lắng nghe nỗi lòng của cô ấy cho đến khi cô ấy chia sẽ xong những nỗi sợ hãi, lo lắng của mình sau đó hãy làm một số nghiên cứu về các mối lo ngại đó. Chia sẽ với cô ấy về những gì mà bạn đã cố tìm được để giải thoát những nỗi sợ hãi kia. Bạn thật tuyệt vời, chồng ạ!
Tìm hiểu vai trò của mình
Giúp anh ấy tìm hiểu vai trò của mình, ví dụ anh có vai trò như thế nào trong thời gian thai nghén và sinh nở của vợ, những gì sẽ xảy ra trong quá trình sinh nở cũng như cách bé phát triển. Nên: tham gia nhiều nhất có thể các cuộc hẹn khám với bác sĩ để có thể trực tiếp hỏi và nghe tư vấn từ chuyên gia, có cảm giác an toàn và giảm bớt sự lo lắng của bạn.
Tham dự các lớp học tiền sản và các cuộc hẹn
Đến các lớp tiền sản cùng vợ giúp bạn học nhiều hơn về việc mang thai, chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh nở cùng vợ. Có cơ hội gặp gỡ nhưng người có kinh nghiệm hoặc đồng cảnh ngộ. Có thêm người bạn sẽ giúp anh ấy nhiều đấy. Tất nhiên, lý do thật sự để đi đến lớp học là để gặp các ông bố bà mẹ tương lai, đó là điều vô giá đối với vợ – bạn dành thời gian quý báo cho cô ấy.
Nói về mối quan tâm của bạn
Hãy nói về việc ai sẽ làm gì khi đứa bé ra đời. Thật sự đây là việc nghiêm túc cần phải chia sẽ với vợ, có khi là với cha mẹ ruột và cha mẹ vợ để cùng hỗ trợ bạn. Cùng chia sẽ với vợ những nỗi lo tài chính khi con ra đời cũng như về công việc của bạn khi đó.
Đừng căng thẳng về vấn đề tình dục
Một số phụ nữ có thai muốn quan hệ tình dục nhiều hơn, nhưng một số khác thì không. Sự suy giảm khả năng tình dục có thể là do sự mệt mỏi, đau ngực, hóc môn hoặc thường cảm thấy bị mập, xấu mất tự tin và không mong muốn. Cũng có một số anh chồng thực sự yêu thích vợ đang mang thai, họ cảm thấy gần gũi hơn hay thật sự thích khi ‘vòng 1’ của vợ thay đổi. Trong khi có một số anh chồng khác họ có thể cảm thấy không ham muốn vì sợ sẽ làm ảnh hưởng em bé.
Lên kế hoạch sinh nở cùng vợ
Hoàn toàn hơp lý để lên kếhoạch sinh hoạt cho cả hai vợ chồng, bạn sẽ biết được chính xác những gì vợ muốn trong ngày, và dĩ nhiên xin đừng ngạc nhiên khi mọi việc không diễn ra theo kế hoạch đó. Bạn sẽ không biết được những gì thực sự diễn ra cho đến thời khắc ấy – lâm bồn và nếu vợ yêu cầu rằng cô ấy cần thuốc giảm đau trong khi sinh, bạn phải là người quyết định ngay lập tức. Một là chọn “cho vợ tôi tất cả các hình thức giảm đau mà bác sĩ có”, hai là chọn phướng pháp sinh “hoàn toàn tự nhiên”? đó là một trong những việc bạn cần lên kế hoạch từ đầu.
Cận kề ngày sinh nở
Đây là giai đoạn vô cùng hồi hộp và quan trọng, đừng vội vã mà cũng đừng quá thờ ơ. Bình tính mà chuẩn bị cùng vợ, việc ai người đó phải lo mà hoàn thành, ví dụ: trong những ngày nhạy cảm này chắc chắc rằng xe của bạn luôn được đổ đầy xăng, điện thoại luôn mở và sức khỏe luôn được chăm sóc tốt sẵn sàng để “ trực” cho ngày đó. Về mẹ, cũng phải chuẩn bị xong những đồ dùng, quần áo và những thứ cần thiết cho mình và cả em bé. Vì trong ngày đó tâm trạng của vợ và chồng đều phấn khích, lo lắng như nhau cùng một lúc. Nên cha hãy chuẩn bị tinh thần từ tuần 36 của thai kỳ , còn cô ấy điều làm cô ấy an tâm nhất là có anh chồng bình tĩnh trong ngày sinh nở, chồng nhớ nhé!
Ngày “lên chức” đã đến
Bạn sẽ thấy ngày này rất dài và “khó tả” nhưng, đừng đánh giá thấp vai trò của mình trong khi vợ sinh bên trong phòng sinh. Nếu có điều kiện bạn nên cùng vợ khi “lâm bồn” vì lúc đó đôi mắt cô ấy chỉ tìm chồng, tìm sức mạnh và niềm tin động lực mà cô tin tưởng. Có lẽ điều này sẽ làm cho “gia đình” gắn kết hơn ngay từ trong giấy phút đầu tiên con trẻ chào đời. Sau khi rời bệnh viện về nhà, chồng đừng quên lưu ngay những số điện thoại của những người mà bạn cần để gọi nhé.
…Sau khi em bé được sinh ra
Cả bạn và vợ đều sẽ rất mất sức cho những ngày đó, nhưng đừng lo, em bé sẽ ngủ rất nhiều và bạn cũng sẽ có thời gian để lấy lại sức. Lúc này đây, chồng –cha đừng cảm thấy bị áp lực, mọi thứ sẽ trở nên tự nhiên và bạn cũng sẽ tự trở thành “super dad”, nên dành chút thời gian để nghĩ và hiểu những gì mà mẹ của con đã trải qua. Cô ấy sẽ mất ít thời gian để vượt qua, nên nếu cô ấy có thêm nhu cầu hay yêu cầu phát sinh nào đó hãy cố gắng giúp đỡ vì cô ấy muốn tập trung với em bé hơn và sẽ làm cho cuộc sống co ấy sẽ ý nghĩa hơn khi có em bé.
Chồng có thể chịu trách nhiệm về nấu ăn, giặt giũ, lau dọn một lúc và đừng lo lắng quá nhiều. Nếu được, bạn nên áp dụng ngày nghĩ phép ngay trong thời gian này, cô ấy sẽ có người để nương tựa, đó là tất cả những gì mà cô ấy và con bạn cần trong vài tuần đầu tiên. Thế nên hãy quen với việc thay tã – bạn sẽ phải làm rất nhiều đấy!
Nếu bạn đang có thai, xin hãy chia sẽ bài này ngay đến chồng bạn hoặc người thân quen đồng cảnh ngộ. Không hề vô nghĩa đâu bạn, đấy sẽ thật sự hữu ích cho bạn và cho cả anh ấy.
Hỡi các “anh chồng” và ông bố tương lai, đừng nên xao lãng bài này. Có lẽ hôm nay anh không cần phải biết nhưng một ngày nào đó không xa, …có lẽ, khi ngồi ghế “Ông nội” anh- sẽ phải là người dạy cho con trai của anh những “bí kíp” này đấy – anh chồng nhé!
Để lại một bình luận