Có khoảng 10 % phụ nữ nói rằng họ cảm thấy bình tĩnh và thoải mái khi sinh trong khi nhiều người khác thì so sánh cơn đau đẻ chẳng khác gì có ai đó đang bẻ gẫy xương sườn của bạn … Thực hư là thế nào?
Thực tế, cơn đau chuyển dạ thay đổi từ người này đến người khác, thậm chí lần sinh đầu tiên cũng khác với các lần sinh tiếp theo.
Tại sao bà bầu cảm giác đau khi bắt đầu chuyển dạ?
Vào thời điểm em bé chuẩn bị chào đời, tử cung sẽ co bóp mạnh nhằm đẩy thai nhi ra bên ngoài. Những cơn co thắt và siết mạnh của tử cung chính là nguyên nhân gây ra cơn đau chuyển dạ. Tuy nhiên mức độ cơn co thắt lại tăng dần theo từng giai đoạn chuyển dạ, kích thước của thai nhi, độ mở của tử cung …
Những cảm giác đau đớn này không chỉ đơn thuần chỉ xảy ra ở vùng bụng mà còn lan ra toàn thân, nhất là vùng xương chậu.Thậm chí, bà bầu còn cảm nhận được áp lực mạnh từ bàng quan, cơ đáy chậu và ruột của mình.
Tuy nhiên, một sốtrường hợp bà bầu cảm thấy những cơn đau dữ dội có thể là do em bé có mông hoặc đầu quá lớn trong khi xương chậu của mẹ quá hẹp hoặc do bé nằm ngược … Những trường hợp này cần phải được bác sĩ xử lí và can thiệp khẩn cấp để cả mẹ và bé được an toàn.
Ngoài ra, đôi khi cơn đau còn xuất phát từ tâm lý ngộ nhận, sợ hãi hay thiếu kiến thức của bà bầu. Điều này giải thích cho việc nhiều chị em sinh con đầu lòng thường xếp mức độ đau của họ cao hơn so với mẹ sinh con lần 2. Bởi vậy nếu bạn ở trong tâm lý ám ảnh, lo sợ, chưa có kinh nghiệm thì hãy cốgiảm bớt cơn đau chuyển dạ bằng cách thư giãn, thả lỏng cơ thể hoặc điều chỉnh nhịp thở.
Liệu thực tế có người không hề thấy đau khi sinh nở?
Nếu không có biện pháp can thiệp của y học hiện đại lên cơ thể mẹ bầu thì khó có chuyện mẹ bầu không có cảm giác đau khi sinh nở.
Một số mẹ bầu yêu cầu sinh con bằng biện pháp gây tê ngoài màng cứng để mong muốn giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, trong tự nhiên không có ca sinh nở nào là hoàn toàn không đau, thậm chí ngay cả trường hợp gây tê. Sự thực là để sinh con mỗi sản phụ phải trải qua ít nhiều cơn đau theo từng giai đoạn khác nhau bao gồm:
- Đau chuyển dạ trước sinh : Kéo dài nhiều giờ đồng hồ
- Đau trong khi sinh : Kéo dài dưới một giờ đồng hồ
- Đau sau khi sinh : Kéo dài nhiều ngày đến hàng tuần bởi các vết đau ở dạ con, đau ngực căng sữa, đau vết mổ sau sinh, đau vết cắt tầng hậu môn …
Hầu hết các phụ nữ đều bị đau khi tử cung bắt đầu co thắt, tuy nhiên tuỳ từng bà bầu lại có những cảm nhận khác nhau. Người thì thấy bị bóp chặt rồi đau từng làn sóng cuộn lên như bị ngộ độc thức ăn, người thì đau như đau bụng kinh. Người khác thì chỉ cảm thấy đau nhẹ bên hông và đùi.
Vậy như thế nào được coi là ca sinh lý tưởng?
Nếu bạn nghĩ ca sinh lý tưởng là ca sinh không đau thì chắc chắn bạn đã lầm. Thực tế, ca sinh hoàn hảo là ca sinh tự nhiên diễn ra nhanh chóng, bà bầu thoải mái bình tĩnh, em bé ra đời khoẻ mạnh mà không cần tới bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Bởi vậy, ngay từ khi mang bầu chị em nên chuẩn bị cho mình tinh thần vững vàng để đối mặt với cơn đau chuyển dạ, đồng thời bạn hoàn toàn giảm bớt cơn đau bằng việc nhờ can thiệp từ y học hoặc kinh nghiệm của các bà bầu trước.
Để lại một bình luận