Mang thai là một điều vô cùng kỳ diệu mà phụ nữ may mắn trải qua, dù có nhiều vất vả nhưng cảm nhận con cưng lớn lên trong bụng từng ngày khiến bất kỳ mẹ bầu nào cũng thấy thích thú pha lẫn lo lắng. Mẹ bầu luôn thắc mắc về rất nhiều điều trong đó có vấn đề thai nhi hình thành như thế nào? Siêu âm thấy túi thai khi mang thai tuần thứ mấy? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Có rất nhiều giai đoạn phát triển khác nhau mà em bé phải trải qua bắt đầu từ khi có sự thụ tinh đến lúc chào đời. Trong những tuần đầu tiên khi có dấu hiệu mang thai, khi siêu âm mẹ sẽ thấy sự xuất hiện của túi thai. Không ít câu hỏi mẹ bầu đặt ra cho vấn đề này: Túi thai xuất hiện vào tuần thứ mấy của thai kỳ? Thai nhi hình thành và phát triển ra sao?
Có thể thấy túi thai từ ngày thứ 17 của thai kỳ
Bắt đầu khi trứng được thụ tinh, thật khó để mẹ có thể biết chính xác quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào. Điều chúng ta biết được rõ ràng là sau khi trứng được thụ tinh sẽ được gọi là hợp tử, hợp tử di chuyển đến tử cung của mẹ và bắt đầu tiến vào nội mạc tử cung để làm tổ trong đó.
Ngày thứ 17 của thai kỳ, khi mẹ siêu âm sẽ thấy được túi thai bởi trễ nhất là khoảng tuần thai thứ 5 – 6 là mẹ đã nhận biết được chính xác sự xuất hiện của túi thai trong cơ thể mình thông qua hình ảnh siêu âm đầu dò qua ngõ âm đạo. Đường kính của túi thai rơi vào khoảng từ 2-3 mm nhưng mẹ sẽ không thể phát hiện túi thai sớm nếu thực hiện biện pháp siêu âm bụng thông thường.
Dù vẫn chưa thấy túi thai xuất hiện vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Hãy kiên nhẫn và chờ đến tuần thai thư 5 -6 thực hiện biện pháp siêu âm sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Phôi thai phát triển như thế nào?
Bên trong túi thai, bé con sẽ phát triển ra sao là câu hỏi nhiều mẹ rất muốn biết câu trả lời. Tuy nhiên, sự phát triển của thai nhi là cả quá trình vô cùng phức tạp. Bắt đầu từ tuần thai thứ 5 trở đi, khi đã xuất hiện túi thai thì phôi thai được hình thành. Từ phôi thai, qua các tuần thai kế tiếp đến cuối thai kỳ sẽ phát triển thành em bé hoàn chỉnh.
Cầu nối giữa mẹ và bé trong thời điểm cực kỳ quan trọng này chính là nhau thai. Thông qua nhau thai, chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể mẹ được cung cấp cho thai nhi để bé con có thể lớn lên khỏe mạnh từng ngày. Nhau thai vừa là nơi nhận dưỡng chất thiết yếu vừa là nơi loại bỏ chất thải của bé con.
Các tế bào phôi gốc trong giai đoạn này bắt đầu nhân lên và có sự thay đổi để hình thành nên các tế bào cần thiết giúp tạo cơ thể hoàn chỉnh cho thai nhi. Thời điểm này là lúc các bộ phận cơ thể, các cơ quan chính của bé phát triển.
Hệ thần kinh
Trong giai đoạn phôi thai thì hệ thần kinh là cơ quan đầu tiên của thai nhi được phát triển. Cũng là thời điểm mà các hình thức não, dây thần kinh, tủy sống của bé được hình thành.
Tim
ống dẫn của tim thai cũng được hình thành trong giai đoạn phôi thai này mặc dù hình dáng của tim chưa hoàn chỉnh nhưng nó đã bắt đầu co bóp và có những lần đập đầu tiên. Tuần thai thứ 16 là giai đoạn mà tim thai phát triển hình chỉnh và mặt cấu tạo và hoàn thiện về mặt chức năng.
Đặc điểm khuôn mặt
Giai đoạn phôi thai cũng là lúc mà các bộ phận và đường nét trên khuôn mặt thai nhi có sự hình thành như đôi mắt, đôi tai hình thành ở phía hai bên, một thời gian sau đôi mắt mới di chuyển về phía trên nằm trên mặt. Mí mắt bắt đầu được hình thành để bảo vệ đôi mắt. Trán, mũi, môi, má, hàm hình thành từ các mẩu mô. Và sau đó là đường mũi, miệng và lưỡi của thai nhi xuất hiện.
Tay chân
Tay chân của thai nhi được phát triển từ phôi và theo thời gian thì dáng hình cụ thể của hai bàn tay và các ngón tay, hai bàn chân và các ngón chân được tạo thành.
Cơ quan sinh dục
Hình thức trứng hoặc hình thức tinh trùng ở thai nhi là do một số tế bào phôi phát triển mà thành. Vào cuối giai đoạn phôi thai, khi siêu âm thai mẹ có thể thấy được cơ quan sinh dục dương vật, âm đạo của thai nhi. Tuy nhiên giới tính của bé vẫn chưa thể xác định được chính xác trong thời điểm này.
Cơ bắp
Thời gian đầu hình thành, cơ bắp của thai nhi chỉ co giật và phản ứng chạm. Sau đó, các dây thần kinh cũng như cơ bắp bắt đầu có sự tương tác làm việc với nhau thì đấy chính là lúc các chuyển động của thai nhi có mục đích, ý thức.
Kết thúc giai đoạn phôi thai, từ phôi thai tiến sang thai nhi hoàn chỉnh. Và từ cuối giai đoạn phôi thai này là lúc cơ thể của bé sẽ lớn lên thần tốc. Kích thước thai nhi dài hơn và tăng cân nhanh so với giai đoạn trước.
Bên cạnh việc mẹ quan tâm đến túi thai xuất hiện ở tuần mấy của thai kỳ thì mẹ nên tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng để bổ sung các vitamin, khoáng chất như axit folic giúp ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh, bổ sug sắt để ngừa thiếu máu, hay thêm canxi vào bữa ăn để bé con có hệ xương, răng khỏe mạnh.
Từ khóa được tìm kiếm:
- bầu 2 tuần đâu siêu âm chưa thay túi
- co thai 1tuaj sieu amthay khong
- co thai may tuan sieu am dau do thay
- tuần thứ mấy biết thuthai
- túi thai
Để lại một bình luận