Đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tìm hiểu về các biến chứng của căn bệnh tiểu đường thai kỳ này từ đó có hướng phòng ngừa, điều trị phù hợp mẹ nhé.
Các triệu chứng như cao huyết áp, bệnh tim mạch đi kèm theo căn bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể làm sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm kéo theo nguy cơ bội nhiễm và làm cho vết thương lâu lành hơn.
Mắc phải chứng bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau: tiền sản giật, sinh non, sảy thai. Bé on của mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ cao mắc các dị tật về hô hấp và tim mạch nhiều hơn so với các đứa trẻ bình thường khác.
Nguyên nhân chứng đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là hiện tượng khi lượng đường trong máu mẹ bầu tăng lên trong thời gian mang thai dù trước đó hoàn toàn ổn định. Nguyên nhân của chứng đái tháo đường là do tuyến tụy trong cơ thể mẹ bầu sản xuất không đủ insulin khiến lượng đường trong máu tăng vượt mức gây ra. Insulin là hormone giúp việc điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức ổn định cũng như tích trữ đường cho cơ thể.
Đái tháo đường thai kỳ có thể xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào dù trước đó mẹ không hề phát hiện sự bất ổn nào về lượng đường trong máu. Và thông thường, căn bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ xuất hiện vào tháng thứ 5 bởi đấy là thời điểm thai nhi bắt đầu có sự phát triển nhanh vượt bậc.
Đái tháo đường thai kỳ là chứng bệnh có thể biến mất sau sinh tuy nhiên những biến chứng mà căn bệnh này gây ra nguy hiểm vô cùng và có thể để lại những hệ lụy cho cả mẹ bầu và bé sau này.
Các nguy cơ từ chứng đái tháo đường thai kỳ
Đối với thai phụ
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra tình trạng thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh nếu không điều trị ổn định. Thai phụ mắc chứng đái tháo đường thai kỳ sẽ phải đối diện với nguy cơ tổn thương võng mạc nặng thậm chí xuất huyết võng mạc khi sinh.
Trường hợp thai phụ đã mắc sẵn bệnh thận mạn tính mà trong thời gian mang thai lại gặp thêm chứng đái tháo đường thai kỳ thì nguy cơ suy thận là rất cao.
Đối với thai nhi
Thai nhi dễ bị sinh non, dị tật, chậm phát triển trong bụng mẹ, thai to, thai chết lưu, … nếu lượng đường huyết của mẹ bầu cao. Bé khi chào đời cũng dễ gặp phải những nguy cơ về rối loạn chuyển hóa: vàng da, đa hồng cầu, hạ canxi máu, hạ đường huyết sơ sinh, suy hô hấp, dễ nhiễm trùng.
Ngoài ra, bé còn có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, các dị tật về tim mạch và các dị tật về thần kinh nếu có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ thế nào?
Để phòng tránh căn bệnh đái tháo đường thai kỳ với quá nhiều nguy cơ như trên, mẹ bầu cần thực hiện các lời khuyên sau đây. Cụ thể:
-Ăn uống lành mạnh hợp lý, chia nhỏ khẩu phần ăn từ 6-8 bữa chính phụ trong một ngày để duy trì ổn định lượng đường máu. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ cũng như hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường. Hạn chế ăn vặt cũng là điều cần thiết để phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ.
-Khám sức khỏe định kỳ hay theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu là cách tốt nhất để sớm phát hiện, điều trị kịp thời chứng đái tháo đường thai kỳ.
-Siêng năng luyện tập các bài tập phù hợp, vận động tay chân nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, …
-Khi mắc chứng đái tháo đường thai kỳ, mẹ nên ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh kiêng ăn ép cân vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Duy trì ăn uống hợp lý cũng như các bài luyện tập đều đặn đến sau khi sinh.
-Có những trường hợp, mẹ bầu cần phải được tiêm insulin bổ sung để điều trị chứng đái tháo đường thai kỳ, tuy nhiên phải dưới sự chỉ đạo của bác sĩ chuyên môn mẹ nhé.
Đái tháo đường thai kỳ với những nguy cơ kèm theo cùng hậu quả khôn lường ngày càng phổ biến. Mẹ bầu cần cảnh giác tự bảo vệ mình trước chứng bệnh thai kỳ nguy hiểm này bằng cách ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp luyện tập thể dục đều đặn.
Để lại một bình luận