Nhằm đảm bảo trẻ hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất trong sữa bột, mẹ nên ghi nhớ những nguyên tắc đây…
Không nên dùng cố định một loại sữa cho bé
Mỗi loại sữa bột đều được pha chế theo từng công thức sữa riêng do vậy sữa có thể hợp với trẻ này nhưng chưa hẳn đã tốt cho trẻ khá. Khi thấy bé có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa hay dị ứng thì cần dừng uống sữa đang dùng. Mẹ chọn sữa cho con cần lưu ý đến khả năng tiêu hoá, hấp thụ, khẩu vị và các tiền sử bệnh lí khác của tí.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho trẻ em để các mẹ lựa chọn. Không nhất thiết sữa đắt tiền mới là sữa tốt. Chị em nên chọn cho con hãng sữa uy tín, chất lượng ,nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là phù hợp với khả năng hấp thụ của bé. Bạn có thể đổi sữa mới cho trẻ nếu bé đã dùng một thời gian dài nhưng vẫn còn cọc hay biếng ăn. Nếu đổi sữa, mẹ nên chờ tối thiểu khoảng 2 tuần thì mới đánh giá được loại sữa đó liệu có phù hợp với bé không?
Hạn chế dùng nhiều loại sữa một lúc
Như đã nói ở trên, các loại sữa có công thức giành cho trẻ nhỏ tuỳ theo từng thể trạng và khả năng hấp thu của từng trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ tâm lý rằng sữa này có chất này, sữa kia không có nên đã cố kết hợp cùng lúc nhiều loại sữa cho con uống, mong rằng sẽ tích tụ nhiều ưu điểm của các loại sữa với nhau.
Thực tế, điều này không hề tốt chút nào, nếu uống nhiều loại sữa cùng một lúc có thể khiến bé thừa chất và cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài hoặc làm trẻ bị rối loạn tiêu hoá, dị ứng.
Tuyệt đối không dùng nước quá nóng hay quá nguội để pha sữa
Pha sữa cho trẻ bằng nước vừa mới sôi sẽ làm các chất dinh dưỡng trong sữa bị phân huỷ gây mất hiệu quả của sữa. Thêm nữa, nước quá nóng cũng khiến sữa bị vón cục, vòm họng của trẻ dễ bị tổn thương.
Ngược lại, nước quá nguội cũng làm sữa bột bị đóng váng mất đi độ thơm ngon của sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nhiệt độ phù hợp để pha sữa cho trẻ là từ 40 – 50 độ C. Ở nhiệt độ này, sữa sẽ vẫn giữ được đầy đủ dưỡng chất và mùi vị thơm ngon kích thích bé muốn uống sữa hơn.
Nên tránh hâm sữa bằng lò vi sóng
Nhiệt độ sữa trong lò vi sóng dễ gây tổn thương miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sữa có thể làm nổ các chất khí phóng xạ bên trong. Điều này sẽ làm giảm bớt chất dinh dưỡng có trong sữa, thậm chí trẻ uống sữa cũng như không.
Cách an toàn để hâm lại sữa là để bình sữa vào nước ấm trong vài phút thay vì cho chúng vào lò vi sóng.
Không pha chung 2 loại sữa với nhau
Pha chung 2 loại sữa với nhau với các thành phần khác nhau có thể tạo ra phản ứng sữa làm rối loạn đường tiêu hoá non nớt của bé. Bởi vậy, để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mẹ không nên pha chung 2 loại sữa với nhau.
Đừng cho trẻ uống lại sữa thừa
Trẻ uống một lần vẫn chưa hết sữa, nhiều mẹ tiếc nên lại cất trữ đi để lần sau cho con uống tiếp. Thậm chí, các mẹ thường xuyên có thói quen để sữa vào tủ lạnh để bảo quản trong ngày sau cần thì hâm nóng lại cho bé uống. Bạn không hề biết rằng thói quen này không tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.
Thông thường sữa bột chỉ nên bảo quản trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ phòng. Việc bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Ngoài ra việc bé ngậm miệng vào bình sữa để lâu sẽ làm vi khuẩn từ không khí tấn công, khi miệng bé tiếp xúc lần sau sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của trẻ. Bởi vậy thay vì lưu trữ sữa thừa mẹ nên uống hộ bé và vệ sinh bình sữa khô ráo sạch sẽ.
Để lại một bình luận