Trẻ nhỏ rất hiếu động, bạn thì không thể ở bên cạnh con 24/7 để bảo vệ, yêu thương. Để con không lớn mỗi ngày, bạn và những người thân trong gia đình đừng quên dạy con những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.
Kỹ năng ghi nhớ
Trẻ rất hiếu động và ham chơi, học nhanh và quên cũng rất nhanh nên kỹ năng đầu tiên bố mẹ cần dạy con là kỹ năng ghi nhớ. Kỹ năng ghi nhớ không chỉ giúp con bạn học giỏi trên lớp mà còn giúp con thành thạo những kỹ năng sống ngay từ tấm bé.
Trẻ nhỏ rất có khả năng bị đi lạc, vì thế, việc dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố (mẹ), số nhà mình ở (địa chỉ nơi sinh sống), tên bố mẹ, ông bà là việc làm rất cần thiết. Đây là chi tiết quan trọng để trẻ có thể trở về nhà nhờ sự giúp đỡ của mọi người nếu chẳng may đi lạc.
Cách dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại, số nhà, tên bố mẹ cũng không có gì là khó khăn cả. Bạn chỉ cần thường xuyên nhắc bé trong các trò chơi như ra câu đố, hỏi lại bé trong bữa ăn, cổ vũ động viên khi bé nói đúng, và nhắc nhở khéo léo khi bé nói sai.
Chẳng hạn như: Bạn sẽ đặt câu hỏi “đố con biết số điện thoại của mẹ là gì nào”. Nếu bé trả lời đúng, bạn sẽ dành lời khen ngợi và dạy bé trả lời những câu hỏi tiếp theo. Nếu bé trả lời sai bạn cần nhắc lại cho bé nhớ để lần sau không còn sai vậy nữa.
Không tiếp xúc với người lạ
Bài học này luôn luôn đúng để không bị trường hợp đáng tiếc xảy ra là … bị bắt cóc.
Bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng với con để bé hiểu những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với người lạ thay vì dọa rằng bị bắt đi, bị ma bắt, bịt thôi miên.
Kỹ năng thoát thân khi hỏa hoạn
Hỏa hoạn là một tai nạn không ai muốn, cả người lớn và trẻ nhỏ đều phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thoát thân khi “bà hỏa” ập về.
Thay vì dạy con những lời sáo rỗng như gọi cứu hỏa 114 khi có cháy thì bạn và con nên thực hành những việc làm như sau.
- Khi nghe thấy chuông báo cháy (ở chung cư), mùi khét, lửa bốc lên ở nhà riêng thì bạn cùng con nhanh chóng di chuyển ra nơi không có cháy, chỉ chạy thôi, không mang theo đồ đạc gì.
- Cùng con thực hành cách chống ngạt bằng cách: Lấy khăn mặt, nhúng nước, bịt vào mũi, miệng.
- Dặn con, nếu tóc con, quần áo con bị cháy đừng chạy, đừng nhảy lung tung mà phải nằm xuống sàn nhà, lăn qua, lăn lại để lửa không bén thêm.
Có thể bạn nghĩ rằng em bé biết gì mà chống hỏa hoạn, nhưng bạn không biết rằng nếu con bạn được chuẩn bị kiến thức, bé không bị sốc, không la hét khi thấy lửa cháy mà sẽ phối hợp nhịp nhàng với bố mẹ, lính cứu hỏa để thoát thân khi các trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Để lại một bình luận